13/08/2024 10:40 GMT+7

Sửa Luật Phòng, chống mua bán người: Bổ sung quy định cấm mua bán bào thai

Dự Luật Phòng, chống mua bán người bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Ảnh: GIA HÂN

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 13-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm

Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay một số ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung hành vi mua bán bào thai vào dự thảo luật để làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai.

Về nội dung này, Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy bào thai chưa được xác định là con người nên việc quy định mua bán bào thai trong khái niệm mua bán người là không phù hợp.

Tuy nhiên trên thực tế đang diễn ra tình trạng mua bán bào thai, nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra và việc thỏa thuận mua bán này là tiền đề của hành vi mua bán người.

Vì vậy để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, phúc đáp yêu cầu thực tiễn, tiếp thu ý kiến đại biểu. 

Theo bà Nga, dự luật được bổ sung 1 khoản (khoản 2) quy định về hành vi bị nghiêm cấm: "mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai".

Không thể quy định bào thai là người?

Nêu ý kiến thảo luận về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhất trí bổ sung quy định cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai trong dự luật.

Song ông đề nghị làm rõ thêm có trường hợp nào mua bán bào thai mà không phải mua bán người không? Bởi nếu có trường hợp này thì không nằm trong diện điều chỉnh của Luật Phòng, chống mua bán người.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đồng tình việc bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai. Tuy nhiên cần xem xét thêm để viết chặt chẽ hơn.

Ông Cường phân tích về khoa học con người sinh học, tự nhiên được thể hiện qua một số chức năng sinh học như thở, ăn, uống ngủ, vận động, bài tiết...

Về mặt sinh học bào thai đến một giai đoạn nhất định, đảm bảo điều kiện của người tự nhiên. Có khác ở chỗ môi trường tồn tại là trong bụng mẹ. Về mặt pháp luật, quy định cũng thừa nhận mặt thừa kế của người đã thành thai.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chỉ rõ bào thai là vấn đề "rất tranh cãi" trên thế giới, tức được gọi là người khi nào?

Bà Thúy Anh nêu cơ bản tán thành với quy định trong dự thảo. Nghĩa là cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.

Tuy nhiên bà cho rằng không thể quy định bào thai là người. Bởi nếu coi là người từ khi đang còn là bào thai thì việc nạo thai sẽ được coi như giết người. Vì vậy cách xử lý hiện nay như dự thảo luật là phù hợp.

Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng nêu mua bán bào thai mà xác định mua bán người sẽ rất khó cho cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật.

Trong khi đó luật điều chỉnh mua bán người, nếu khái niệm bào thai là người sẽ gây tranh cãi.

"Chúng ta quy định phạm vi ở mức để quá trình thực hiện thuận lợi. Tôi đồng ý thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai, nhưng đưa cả mua bán bào thai vào rất khó để thực hiện.

Phạm vi là do chúng ta điều chỉnh, chứ không phải mở rộng tất cả không thực hiện được", ông Dũng nêu ý kiến.

Cũng nêu ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai có nghĩa anh thỏa thuận sau này vì mục đích mua bán người.

"Viết như thế quá rõ rồi, chứ đừng làm nó phức tạp thêm... Đương nhiên cũng phải nghiên cứu xem thử thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai, nghĩa là anh vì mục đích mua bán người.

Nghiên cứu quy định sao cho cụ thể, rõ, dễ hiểu. Chứ giải thích nhiều, giải thích xong không hiểu gì nữa", ông Phương nói thêm.

Bộ trưởng Lương Tam Quang lần đầu trình dự luật về chống mua bán người trước Quốc hội

Chiều 7-6, Thượng tướng Lương Tam Quang, bộ trưởng Bộ Công an, đã lần đầu trình Quốc hội tờ trình của Chính phủ về dự Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Định, 1.011 cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai có nhu cầu thuê nhà ở công vụ khi chuyển trung tâm chính trị - hành chính về tỉnh mới.

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar