18/02/2009 20:25 GMT+7

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhà ở và Luật đất đai để tránh hiện tượng đầu cơ

Theo TTXVN
Theo TTXVN

Ngày 18-2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH) tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai nhằm hoàn chỉnh tờ trình của Chính phủ và dự thảo luật này trước khi trình QH thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai năm 2003 hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việc sửa đổi luật bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ.

Phó chủ tịch cho rằng thực tế có nhiều trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhờ người thân mua nhà và đứng tên hộ quyền sở hữu nhà ở hoặc mua bán trao tay, ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước, làm phát sinh các tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở giữa các bên. Cần làm rõ các đối tượng cư trú nào thì được sở hữu nhà...

Dự thảo sửa đổi điều 126 của Luật nhà ở lần này mở rộng hơn về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam so với quy định hiện hành, cụ thể là mở rộng cho các trường hợp: người có quốc tịch Việt Nam (không phân biệt là nhà văn hóa, nhà khoa học hay người đầu tư...), nhà khoa học, nhà văn hóa (không cần điều kiện trở về làm việc thường xuyên tại Việt Nam như quy định hiện hành), người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu, người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước và người được cấp giấy miễn thị thực vào Việt Nam.

Xung quanh vấn đề này, có ý kiến cho rằng việc mở rộng đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như ban soạn thảo quy định rất rộng, không hợp lý, vì sẽ tác động làm tăng giá nhà ở trong nước, gây khó khăn cho những người chưa có nhà ở.

Ông Cao Sĩ Kiêm, chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, băn khoăn việc sửa đổi này khó thực thi, vì dự thảo luật mở rộng quá nhiều đối tượng được hưởng, trong khi đó lại không quy định rõ các đối tượng này được hưởng bao nhiêu ngôi nhà. Đây là kẽ hở để các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản lợi dụng đầu cơ. Đề nghị các đơn vị liên quan khi soạn thảo luật cần kèm theo nghị định hướng dẫn để người thực thi luật hiểu, yên tâm mua nhà để ở.

Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM Trần Du Lịch cho rằng ban soạn thảo luật nên cân nhắc lại việc sửa đổi, luật phải cụ thể, rõ ràng, tránh hiện tượng nhập nhằng giữa hai mục đích ở và kinh doanh. Đề nghị nên quy định các đối tượng này chỉ được sở hữu 1 nhà để ở chứ không được sử dụng vào mục đích khác như mở văn phòng, kinh doanh bất động sản. Một số ý kiến khác cho rằng dự thảo luật cần quy định cụ thể các đối tượng được hưởng sở hữu nhà chỉ được sở hữu 1 nhà duy nhất, hạn chế những trường hợp đầu cơ, mua nhà ở nhưng không về nước sử dụng.

Nhiều đại biểu khác cũng đề nghị ban soạn thảo cần đánh giá tác động của thị trường bất động sản khi triển khai, thực hiện điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai. Để có tính khả thi, ban soạn thảo nên sửa đổi cả Luật nhà ở và Luật đất đai chứ không chỉ sửa đổi hai điều luật này; đồng thời nên lùi thời gian có hiệu lực thi hành từ 1-7-2009 như quy định trong dự thảo luật...

Theo TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gold Coast Vũng Tàu tâm điểm hút vốn của giới đầu tư

Không chỉ đơn thuần là thành phố du lịch quốc tế, Gold Coast Vũng Tàu là biểu tượng cho chất sống toàn cầu, nơi quy tụ những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn và khát vọng định hình tương lại.

Gold Coast Vũng Tàu tâm điểm hút vốn của giới đầu tư

Có nên bỏ hoàn công khi xây dựng nhà?

Liệu có nên bỏ việc hoàn công công trình như một số ý kiến đề xuất?

Có nên bỏ hoàn công khi xây dựng nhà?

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở: Thu tiền sử dụng đất sao cho hợp lý?

Tại một số địa phương, người dân phải đóng tiền sử dụng đất cao khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở: Thu tiền sử dụng đất sao cho hợp lý?

Bạn đọc vẫn lo lắng nộp tiền sử dụng đất quá cao, vì sao?

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài "Người dân phản ánh nộp tiền sử dụng đất cao, Cục Quản lý đất đai nói gì?", nhiều bạn đọc để lại bình luận lo lắng nộp tiền sử dụng đất quá cao và mong các cơ quan tính toán lại các mức thu cho phù hợp.

Bạn đọc vẫn lo lắng nộp tiền sử dụng đất quá cao, vì sao?

Lộ diện vị trí tổ hợp pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - dự án quy mô 10.750 tỉ

Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phan Thái Bình vừa ký phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.

Lộ diện vị trí tổ hợp pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - dự án quy mô 10.750 tỉ

Gần 1.000 cán bộ có nhu cầu nhà ở công vụ khi đến Cần Thơ làm việc

Gần 1.000 cán bộ ở tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng (cũ) có nhu cầu nhà ở công vụ khi đến TP Cần Thơ làm việc trong giai đoạn 2025-2030.

Gần 1.000 cán bộ có nhu cầu nhà ở công vụ khi đến Cần Thơ làm việc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar