24/06/2024 11:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sự lãng phí cần thiết

Có những sự lãng phí (nếu có) như dự trữ thuốc hiếm lẽ ra cần được chấp nhận để bảo vệ sức khỏe, sự sống người dân thì chúng ta e ngại.

Nhiều bệnh viện tại TP.HCM hết huyết thanh kháng nọc rắn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhiều bệnh viện tại TP.HCM hết huyết thanh kháng nọc rắn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhưng có những sự lãng phí lớn gấp trăm, ngàn lần như bỏ hoang phí nhà, đất công không nên có thì lại tồn tại suốt thời gian dài, không hướng tháo gỡ.

Nhiều đại biểu khi thảo luận về Luật Dược (sửa đổi) đã đề nghị bổ sung vào điều 3 dự thảo luật quy định cơ chế bắt buộc về dự trữ "thuốc hiếm" hoặc "thuốc mồ côi" sử dụng trong cấp cứu bệnh nhân.

Điều đại biểu băn khoăn và muốn được "giải tỏa" nhất là quy định đó phải xem việc nếu khi dự trữ mà thuốc hết hạn thì việc hủy thuốc (mua bổ sung thuốc mới) là điều hoàn toàn bình thường, chứ không phải xem đó là lãng phí.

Sở dĩ có đề xuất này bởi lâu nay, đâu đó có những trường hợp các cơ quan hậu kiểm vẫn nặng nề, cứng nhắc cho rằng việc dự trữ nhưng không sử dụng, phải hủy thuốc khi hết hạn là lãng phí, hậu quả gây nên tâm lý sợ sai của cán bộ quản lý và cơ sở y tế.

Để rồi không dự trữ thuốc (có loại chỉ vài ngàn đồng/liều) cứu chữa cho bệnh nhân qua giây phút sinh tử.

Trong khi đối với thuốc chữa bệnh, cũng như bình chữa cháy ai cũng mong là "phòng" hơn "chữa".

Tất nhiên để tránh lãng phí, lượng thuốc mua dự trữ bao nhiêu cũng phải có quy định bằng cơ chế tính toán dựa trên số lượng thuốc dùng của một số năm trước đó.

Đồng thời cũng phải có cơ chế để luân chuyển thuốc giữa các khu vực, các cơ sở y tế với nhau để sử dụng tối ưu lượng thuốc dự trữ.

Nếu nói về lãng phí không ví dụ nào điển hình, chua xót cho bằng hàng loạt nhà, đất công ở các địa phương đang bỏ không, hoang hóa, lãng phí.

Những "mỏ kim cương", "mỏ vàng" lộ thiên đó chỉ cần một cơ chế cho phép cho thuê hợp lý để đưa vào khai thác đã đem lại nguồn lực lớn cho ngân sách. Số tiền thu về chắc chắn giúp nhiều địa phương xông xênh dự trữ thuốc.

Báo cáo mới nhất tại TP.HCM có hàng ngàn địa chỉ nhà, đất, với diện tích hàng chục ngàn mét vuông bỏ trống, không thể cho thuê, lãng phí do không có cơ chế cho thuê nhà, đất công sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh.

Rất nhiều nhà, đất trong đó tọa lạc vị trí "vàng" ở các quận 1, 3, 5, 6, Bình Thạnh, Phú Nhuận... Đất thành phố có nơi cho thuê đắt đỏ, có nơi cho thuê hàng triệu đồng/m2, số tiền đang lãng phí là hàng chục, hàng trăm tỉ đồng/năm.

Chưa kể dự án 12.500 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), gần 2.000 căn hộ và hơn 500 nền đất khu tái định cư Vĩnh Lộc B (Bình Chánh) cũng để không, chưa có cơ chế hiệu quả để bán hoặc cho thuê.

Một núi tiền "phơi" nắng mưa. Sốt ruột trước tình trạng này, một số đơn vị, điển hình như Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm vừa lập đề án đề xuất cho liên kết hợp tác khai thác một phần lô đất ký hiệu DL-6, thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm (tọa lạc phường An Khánh, TP Thủ Đức) làm sân tập golf trong thời gian chưa sử dụng.

Dù vậy đến nay đề xuất này cũng chưa được xem xét. Rõ ràng nếu có một quy định bằng luật chung sẽ dễ dàng hơn cho các địa phương khi lập, duyệt phương án cho thuê.

Thay vì sốt ruột, lo lãng phí với những việc rất cần thiết để cứu chữa sinh mạng người dân, phải nghĩ đến việc đừng để lãng phí nguồn lực tài sản công.

Đó cũng chính là việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm sử dụng phù hợp, hiệu quả và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực công.

Cảnh hoang tàn, nhếch nhác của hàng loạt căn hộ tái định cư bỏ trống ở TP.HCM

Hàng ngàn căn hộ tái định cư tại TP.HCM bỏ trống lâu ngày, có nơi bỏ trống hàng chục năm khiến cơ sở vật chất đang dần xuống cấp. Chưa kể, TP.HCM phải trả phí quản lý vận hành phát sinh hàng chục tỉ cho các căn hộ này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar