29/05/2004 08:19 GMT+7

Sử dụng tốt hơn những kho phim tư liệu

Theo TT&VH - ND
Theo TT&VH - ND

Có rất nhiều thước phim tư liệu quý trong nhiều năm nay vẫn bị bỏ quên trong kho, trong khi đó, chúng ta lại phải đi tìm chúng từ nước ngoài. Đó là một sự lãng phí lớn.

Phóng to
Nét yêu kiều trên vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20
Có rất nhiều thước phim tư liệu quý trong nhiều năm nay vẫn bị bỏ quên trong kho, trong khi đó, chúng ta lại phải đi tìm chúng từ nước ngoài. Đó là một sự lãng phí lớn.

Buổi truyền hình trực tiếp bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Roman Camen trên VTV1 vừa qua là chương trình truyền hình trực tiếp được nhiều người xem nhất - đây là đánh giá của một công ty quảng cáo.

Buổi chiếu hai bộ phim tư liệu vào loại "cổ xưa" về Việt Nam thời Đông Dương: Phật Thích Ca Mâu Ni và Hà Nội và các vùng phụ cận tại Hà Nội tháng trước, cũng đã có 600 người tới xem trong một khán phòng chỉ có sức chứa 300.

Nữ đạo diễn phim tài liệu H.A vừa hoàn thành bản thảo cuốn sách tư liệu về tướng Vũ Lăng trong kháng chiến chống Pháp đã có hãng phim nước ngoài đánh tiếng đặt tác giả viết kịch bản phim tài liệu này với giá cao.

Phim tư liệu (tài liệu hoặc phim truyện) có khả năng lưu giữ hình ảnh quá khứ cực kỳ sinh động, chính xác hơn bất cứ một thể loại nào khác, thời đại ngày nay nó được xem như một "di sản động", và ngày càng có giá trị.

Nhưng cũng giống số phận của nhiều di sản văn hóa khác, một số kho phim tư liệu quý đang bị mai một, hư hỏng hoặc ít ai biết đến trong sự thờ ơ của chính những người chịu trách nhiệm lưu giữ chúng.

Một trong số những kho phim quý ấy đang nằm ở Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh tại TP Hồ Chí Minh (vẫn được gọi tắt là Viện tư liệu phim).

Thành lập chính thức năm 1977 từ "vốn" ban đầu là toàn bộ kho phim của chế độ cũ, sau đó được bổ sung thường xuyên phim mới của điện ảnh Cách mạng, "của độc" của Viện tư liệu phim TP Hồ Chí Minh chính là kho phim cũ trước năm 1975 của miền nam, từ Huế trở vào.

Kho tư liệu này bao gồm những phim phong tục tập quán Việt Nam trong đó có cả phim quay thời thuộc Pháp (ít), đặc biệt là những thước phim quay kiến trúc, phong tục, trang phục, nghi lễ ở Huế (được một cán bộ Viện đánh giá là "rất đẹp"); nhiều phóng sự ngắn (phim nhựa 35 và 16mm) về hoạt động của các chính khách trong chế độ cũ (từ thời Diệm đến thời Thiệu, nhiều nhất là thời Thiệu); một số phim tư liệu chiến trường (phim 16mm) với những cảnh quay tư liệu được đánh giá là "không thể lặp lại"; một số bộ phim truyện được làm tại miền nam từ năm 1955 và một kho phim nước ngoài được nhập trong chế độ cũ. Hầu hết trong số phim kể trên có nhiều giá trị về tư liệu lịch sử (phim về Việt Nam) và nhiều phim có giá trị nghệ thuật (phim nước ngoài, đặc biệt là rất nhiều bộ phim kinh điển, tất cả đều là phim nhựa và là những bản phim rất khó kiếm trên thị trường hiện nay, trừ mua của chính hãng).

Nhưng kể từ khi về nằm trong kho của Viện tư liệu phim đến nay, những thước phim tư liệu quý giá ấy phần lớn nằm đông lạnh (theo đúng nghĩa đen của từ này).

Năm 1995 người ta đã tổ chức một hội thảo về phân loại và đánh giá lại một số phim trước giải phóng, lúc đó, một số tác giả vẫn còn sống và còn ở Việt Nam cũng được mời đến.

Cũng đã có một hội đồng được thành lập để thẩm định xem cái gì có thể phổ biến, cái gì chưa. Nhưng rồi tất cả chỉ dừng lại ở đấy.

Theo anh Tùng, Trưởng phòng nghiên cứu của Viện tư liệu phim, các phim này tốt nhất hiện cũng chỉ còn 50-60% chất lượng, phần lớn xước, mờ và bắt đầu bị "chua". Việc in chuyển sang vật liệu khác (kỹ thuật số) rất chậm chạp, theo người của Viện, không được bao nhiêu.

Sẽ chẳng có một cơ chế nào tự đến cả nếu những người trong cuộc không biết sốt ruột. Chúng ta luôn luôn giật mình, xuýt xoa trước những thước phim tư liệu về chính chúng ta nhưng do người khác gìn giữ, trân trọng và họ biết khai thác triệt để giá trị kinh tế từ đó.

Vậy ai sẽ xuýt xoa và giật mình trước những kho tàng đang bị chúng ta tự xếp trong nhà kho? Có lẽ kho phim tư liệu ở Viện tư liệu phim TP Hồ Chí Minh không phải là nơi bị bỏ quên duy nhất.

Theo TT&VH - ND

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điều ước cuối cùng: Phim Việt hiếm hoi về tình dục, có đáng bị phê tục tĩu?

'Điều ước cuối cùng' là phim Việt hiếm hoi nói thẳng và khá trần trụi về tình dục, nhưng bộ phim có tục tĩu và phản cảm như một số bình luận trên mạng xã hội?

Điều ước cuối cùng: Phim Việt hiếm hoi về tình dục, có đáng bị phê tục tĩu?

Đường rộng của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng - DANAFF lần thứ 3 - 2025 - khép lại sau một tuần đầy ắp không khí điện ảnh, và đường đi của nó đang rất rộng.

Đường rộng của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng

Phim Việt nặng tính giải trí, Chị dâu và Trạng Quỳnh nhí được khen

Cả hai chủ tịch ban giám khảo hai hạng mục quan trọng nhất Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng dành thời gian nói về thị trường điện ảnh Việt Nam hiện tại.

Phim Việt nặng tính giải trí, Chị dâu và Trạng Quỳnh nhí được khen

Chị dâu thắng lớn, Giao dịch miền biên giới khiến chủ tịch giám khảo DANAFF rơi lệ

Phim Chị dâu thắng lớn, Victor Vũ là đạo diễn Việt Nam xuất sắc nhất; Giao dịch miền biên giới là phim châu Á xuất sắc nhất tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba.

Chị dâu thắng lớn, Giao dịch miền biên giới khiến chủ tịch giám khảo DANAFF rơi lệ

Phương Mỹ Chi rạng rỡ đến DANAFF 'chiêm ngưỡng hào quang' của điện ảnh

Phương Mỹ Chi và Huỳnh Lập cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng rạng rỡ trên thảm đỏ bế mạc Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng - DANAFF lần thứ ba.

Phương Mỹ Chi rạng rỡ đến DANAFF 'chiêm ngưỡng hào quang' của điện ảnh

Hoàng hậu độc ác trong 'Bạch Tuyết' có nói câu 'Gương kia ngự ở trên tường'?

Cư dân mạng tranh cãi: Hoàng hậu trong phim Bạch Tuyết (Disney, 1937) đã nói “Gương kia” hay “Gương thần” ngự ở trên tường?

Hoàng hậu độc ác trong 'Bạch Tuyết' có nói câu 'Gương kia ngự ở trên tường'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar