20/07/2017 08:55 GMT+7

Sốt xuất huyết lên đỉnh dịch

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Theo ông Hoàng Đức Hạnh - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mới giữa tháng 7 - chưa vào mùa dịch sốt xuất huyết (SXH) như thông thường (tháng 9-11) mà Hà Nội đã có đến trên 5.000 ca mắc SXH, trong đó hai người đã tử vong.

Đông bệnh nhi tại khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

“Các biểu hiện rõ rệt nhất ở bệnh nhân SXH là đau vùng gan, sốt cao vật vã, có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu chân răng, nữ giới có xuất huyết âm đạo"

BS Nguyễn Văn Kính

Một số quận nội thành ở Hà Nội có số người mắc tăng đến 10 lần so với năm 2016.

Sốt xuất huyết dồn dập, nhiều biến chứng

TS.BS Đỗ Duy Cường, trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, cho hay khoa phải dành cả phòng bệnh vốn điều trị cho người bệnh viêm gan để điều trị người bệnh SXH nhưng vẫn không đủ, phải ghép hai người bệnh một giường. SXH ở Hà Nội đã leo lên đỉnh dịch, dù chưa vào mùa.

Bốn ngày trước, bà Nguyễn Thị Chương ở Hoài Đức, Hà Nội đưa cháu gái là Nguyễn Thị Hường vào khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai. Bà Chương là bác phải đi trông cháu, vì nhà chị Hường có 4 người thì 3 người bị SXH. “Xung quanh khu nhà tôi muỗi vằn rất nhiều và nhiều người bị SXH, ngay trong phòng bệnh này ngoài cháu tôi cũng còn một người bệnh SXH nữa sống gần nhà chúng tôi”- bà Chương cho biết.

Theo BS Đỗ Duy Cường, người bệnh vào khoa mắc SXH type 1, tỉ lệ mắc type 2 có thấp hơn nhưng thể bệnh lại nặng hơn. Biến chứng hay gặp ở người bệnh năm nay là suy thận.

Ông Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho hay hiện mỗi ngày bệnh viện khám trên 500 bệnh nhân, một nửa trong số này bị SXH. Hai tuần nay số người bệnh đến khám gia tăng nhiều, bệnh viện phải mở thêm 3 phòng khám chuyên về SXH. “Mới chỉ 10-20% người bệnh SXH phải nhập viện, với 1.000 giường bệnh, 280 cán bộ, chúng tôi phải căng mình ra chống dịch”- ông Kính cho biết.

Theo ông Kính, nhiều người bệnh SXH vào bệnh viện ông năm nay gặp biến chứng nặng, 4-5 người gặp biến chứng xuất huyết não - đây là biểu hiện lạ hơn mọi năm. Cách đây năm ngày có bệnh nhân nam 51 tuổi bị SXH trên cơ địa huyết áp cao và đái tháo đường tử vong. Người bệnh có bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp cao là nhóm cần chú ý nhất vì nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc SXH.

Có thể vượt đỉnh dịch lịch sử?

BS Hoàng Đức Hạnh khuyến cáo dịch SXH Hà Nội có thể còn kéo dài đến cuối 2017 và số mắc có thể vượt hai “kỷ lục” trong 10 năm gần đây (năm 2009 có 16.000 người bệnh và 2015 là trên 15.000 người bệnh).

Có nhiều lý do dẫn đến gia tăng số mắc SXH. Theo ông Hạnh, nền nhiệt tăng hơn so với bình quân mọi năm cộng với các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi, môi trường sống khá tệ ở các khu nhà trọ là nguyên nhân dễ làm SXH lây lan.

BS Hạnh cũng cho hay phần lớn người bệnh SXH Hà Nội ở nhóm 15-45 tuổi và đã ghi nhận 3 type virút gây SXH là D1, D2, D4 ở Hà Nội (có 4 type virút gây SXH, Dengue 1 đến Dengue 4 viết tắt là D1, D2, D3, D4).

Không có miễn dịch chéo, có nghĩa là người bệnh mắc D1 được điều trị khỏi nhưng lại có nguy cơ mắc SXH D2... và khi tái nhiễm thì biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn, đồng thời làm gia tăng số ca mắc.

Sốt xuất huyết ở TP.HCM diễn biến phức tạp

Sáng 19-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế đi kiểm tra công tác phòng chống dịch SXH ở P.Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, sau đó thứ trưởng làm việc với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cho biết số người mắc SXH đến khám bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hiện tăng hơn 100-150 người (tính từ tuần 21-26) so với cùng kỳ năm 2016. Trong tuần 26, số người nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tăng 100% so với tuần 26 của năm 2016.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận xét tình hình về SXH có những diễn biến phức tạp trên địa bàn TP.HCM nói riêng cũng như khu vực miền Nam và toàn quốc nói chung. SXH tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái: ở TP.HCM khoảng 9%, tăng chung trong toàn quốc là 15% - đây là một con số rất đáng lưu ý. Năm nay SXH đến sớm hơn, ngay từ tháng 5 tuần thứ 20, tình hình dịch của TP.HCM đã tăng lên trong khi những năm trước đó khoảng tháng 8-9 mới là mùa dịch ở đây. Chủng của virút Dengue có 4 loại từ D1 đến D4, tại TP.HCM D2 mọi năm ít nhưng năm nay D2 lại nổi lên, do đó có thể số người mắc bệnh SXH nhiều hơn, có thể mắc bệnh nặng hơn.

Thứ trưởng nhận định trong thời gian tới SXH vẫn tiếp tục gia tăng chứ không thể dừng lại. Đặc biệt, năm nay có hai tháng 6 âm lịch (một tháng 6 nhuận), điều này cho thấy cao điểm của mùa hè vẫn tiếp tục kéo dài, sẽ tác động đến tình hình dịch tễ của bệnh SXH. Hệ thống điều trị phải có những đáp ứng rất tích cực, chuẩn bị để không bị động trong quá trình điều trị.

Thùy Dương

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar