23/09/2017 13:54 GMT+7

Sống xanh, chết cũng xanh

TRƯỜNG SƠN
TRƯỜNG SƠN

TTO - Nhiều giải pháp “chôn cất xanh” đã được đề xuất, thí nghiệm và tiến hành với "kỳ vọng": con người khi sống cũng xanh mà về thế giới bên kia cũng xanh.

Sống xanh, chết cũng xanh - Ảnh 1.

Một ngôi mộ chôn theo kiểu thuần thiên nhiên, không dùng hóa chất hay quan tài ở Florida, Mỹ - Ảnh: REUTERS

Có những người cả đời sống thân thiện với môi trường nhưng đến khi lìa trần bất đắc dĩ phải làm hại thiên nhiên nếu được chôn cất theo lối truyền thống.

Chết cũng gây hại

Cách phổ biến nhất để đưa người đã khuất vào cõi vĩnh hằng trên thế giới là tẩm ướp thi thể bằng hóa chất, cho vào áo quan gỗ hay kim loại rồi chôn vào lòng đất, xây bia mộ bên trên. Tuy nhiên, hình thức an táng này gây hại cho mẹ thiên nhiên nhiều hơn chúng ta tưởng.

Theo trang tin khoa học Inverse, mỗi thi thể khi đem chôn sẽ sinh ra khí CO2, methane và khoảng 398 hợp chất khác trong quá trình phân hủy. 

Dù xác người có thể hoàn toàn phân hủy và hòa vào lòng đất, các "phụ kiện" đi kèm như áo quan thì không. Inverse cho biết tại Mỹ mỗi năm cần 70.700m3 gỗ và 90.000 tấn thép để làm quan tài, cùng 3 triệu lít hóa chất ướp để bảo quản thi thể. 

Khi chôn theo kiểu truyền thống, các hóa chất tẩm ướp thi thể có thể ngấm vào lòng đất và gây hại môi trường xung quanh khu vực chôn cất.

Ngay cả phương pháp hỏa táng vốn được cho là thân thiện môi trường hơn thật ra cũng không thật sự bền vững. 

Theo eco-business.com, trang web chuyên về thông tin môi trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để biến một thi thể thành tro bụi, các lò hỏa táng cần hoạt động trong vòng 75 phút ở nhiệt độ 760-1.150OC, tiêu thụ lượng năng lượng "bằng mức dùng điện của một gia đình trong cả tháng". 

Các lò hóa thân bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch dù không tốn năng lượng nhưng sẽ thải khí nhà kính vào môi trường.

Chôn tự nhiên

Tương tự, với việc hỏa táng và dùng tro để trồng cây, dự án Urban Death Project do kiến trúc sư người Mỹ Katrina Spade khởi xướng cũng phát triển phương pháp chôn tự nhiên, không kèm quan tài không phân hủy được.

Theo đó, thi thể người đã mất sẽ được phủ dăm gỗ để chuyển hóa thành đất và phần đất đó dùng trồng cây để người chết có kiếp sau trong hình hài một cây xanh nào đó, mà người thân có thể đến nhìn ngắm và tưởng nhớ.

Tro bụi có ích

Trang eco-business.com liệt kê nhiều giải pháp khả dĩ để giải quyết tác động môi trường của các phương pháp an táng truyền thống. 

Đơn giản nhất là chọn lối chôn cất thuần tự nhiên, không dùng hóa chất và quan tài bằng các vật liệu không phân hủy được mà chỉ bọc thi thể trong vải sinh học. 

Thi thể vì thế sẽ phân hủy thành các chất hữu cơ toàn diện hơn mà không lẫn kim loại hay các chất độc hại vào lòng đất. eco-business.com cho biết phương pháp này đang ngày càng được ưa chuộng ở Anh.

Một phương pháp khác gọi là "bù đắp cacbon" - khuyến khích những người chọn hỏa táng cho người thân thay vì đem tro cốt về nhà thờ tự hay rải xuống biển, có thể dùng chỗ tro đó để trồng cây nhằm cân bằng lại các tác động môi trường của việc hỏa táng. 

Cây xanh mọc lên từ chỗ tro này sẽ nhả khí oxy vào môi trường, bù lại lượng khí CO2 thải ra trong quá trình hỏa táng.

Nghĩa trang công cộng Fu-De ở thành phố Đài Bắc (Đài Loan) đang áp dụng phương pháp này bằng cách dành riêng khu vực rộng gần 5.000m2 để "người ở lại" mang tro cốt đã hỏa táng của người thân đến trồng cây, theo báo The China Post.

Nghĩa trang Fu-De là "ví dụ điển hình cho xu hướng xanh hóa việc chôn cất ở Đài Loan" vì cách làm này giúp tránh lãng phí quỹ đất để xây mộ và cây xanh mọc lên từ tro của người chết lại giúp làm sạch không khí và môi trường.

"Nếu được ứng dụng ở các vùng núi, phương pháp này giúp người ta có thể tiếp tục cứu mạng người khác ngay khi đã mất, do lẽ rễ cây mọc lên từ tro của họ sẽ giúp ngăn nguy cơ sạt lở đất" - The China Post cho biết.

Hiện đại

Hiện đại hơn hai hình thức kể trên là phương pháp promession (sấy lạnh), do nhà sinh học Thụy Điển Susanne Wiigh-Mäsak phát triển. 

Phương pháp này cũng giống như hỏa táng nhưng không dùng sức nóng để thiêu mà dùng nitơ lỏng để đông cứng thi thể đến mức "mong manh dễ vỡ".

Theo báo Metro (Anh), thi thể sẽ được đưa vào cỗ máy có tên Promator và đông lạnh bằng nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196OC. 

Sau đó, cỗ máy sẽ rung lắc để thi thể vỡ vụn ra thành từng hạt li ti cỡ vài milimét. Phần "cát bụi" này sau đó tiếp tục được xử lý để không còn bất kỳ chất lỏng hay kim loại nào lẫn vào.

"Sản phẩm cuối cùng" sẽ được cho vào túi sinh học làm bằng bột bắp hoặc khoai tây và chôn khoảng 30-50cm vào lòng đất. 

Trong vòng 18 tháng sau đó, toàn bộ "quan tài" này sẽ phân hủy và biến thành đất tốt tươi màu mỡ để từ đó cây cối sinh sôi, bắt đầu một vòng đời mới cho người đã khuất.

Cùng lối tiếp cận phân hủy thi thể mà không cần nhiệt, phương pháp alkaline hydrolysis (thủy phân kiềm) cho thi thể người đã mất vào một khoan hình ống có dung dịch gồm nước và kali, sau đó tăng nhiệt độ và áp suất trong ống lên. 

Quá trình này sẽ khiến toàn bộ mô và tế bào trong cơ thể tan thành chất lỏng và thi thể chỉ còn lại xương. Phần chất lỏng sẽ được đổ bỏ, còn xương nghiền mịn thành bột và rải xuống biển.

Phương pháp này đã được thí nghiệm trên thi thể người hiến cho khoa học tại Đại học University of California, Los Angeles (Mỹ). 

Tạp chí Scientific American ngày 7-9 cho biết ông Dean Fisher, giám đốc chương trình này, đang vận động California luật hóa, chấp nhận cho các nhà tang lễ thực hiện phương pháp thủy phân kiềm này bên cạnh chôn cất hay hỏa táng kiểu truyền thống.

Rào cản

Theo trang WIRED, dù ông Dean Fisher khẳng định thủy phân kiềm là "lựa chọn thân thiện môi trường nhất hiện nay" và 14 bang ở Mỹ đã công nhận hình thức này, cách làm này vẫn còn gây tranh cãi vì các chuyên gia lo ngại chất lỏng thu được có thể lẫn độc tố và sẽ gây hại khi thải vào môi trường.

Trang eco-business.com cũng chỉ ra dù có lợi ích xanh, các phương pháp chôn cất thân thiện môi trường vấp phải rào cản tâm lý và truyền thống của người Á Đông, vốn tin rằng khi chết đi thi thể phải toàn vẹn thì mới có kiếp sau.

Truyền thống châu Á cũng thích viếng mộ, còn hỏa táng thì mang tro về thờ cúng trong nhà hay chùa, chứ không chấp nhận các phương pháp để người thân vĩnh viễn thành cát bụi theo nghĩa đen.

TRƯỜNG SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar