27/02/2025 21:25 GMT+7

Sống trên tàu ngầm hạt nhân xịn nhất của Mỹ: Ăn tôm hùm, cấm rượu bia và tình dục

Thủy thủ Mỹ hé lộ cuộc sống bên trong tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất nước Mỹ: Không gian nhỏ hẹp, ăn tối với tôm hùm nhưng bị cấm rượu bia và tình dục.

Sống trên tàu ngầm hạt nhân xịn nhất của Mỹ: Ăn tôm hùm, cấm rượu bia và tình dục - Ảnh 1.

Chỉ huy tàu USS Minnesota, ông Jeffrey Cornielle, tại căn cứ hải quân HMAS Stirling, Tây Úc - Ảnh: REUTERS

Theo tờ The Guardian, trong khi căng thẳng ngoại giao leo thang do các cuộc tập trận của Trung Quốc ngoài khơi Úc, một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã lặng lẽ cập cảng căn cứ hải quân HMAS Stirling, cách thành phố Perth (Úc) khoảng một giờ lái xe.

Tàu USS Minnesota, thuộc lớp Virginia, là một trong những tàu ngầm tấn công nhanh tiên tiến nhất của Mỹ, dài 115 mét, có thể lặn sâu 240 mét và di chuyển với tốc độ tối đa 46km/h.

Đây là chiếc thứ bảy đến căn cứ này, kể từ khi Thỏa thuận quốc phòng Aukus được ký kết vào tháng 9-2021.

Con tàu với công nghệ tiên tiến

Phòng điều khiển được trang bị hệ thống quan sát hiện đại với điều khiển bằng tay cầm Xbox, thay cho kính tiềm vọng truyền thống.

Cùng với công nghệ cột cáp quang tương tự với loại được sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế, kính tiềm vọng mới này có thể truyền hình ảnh có độ nét cao lên màn hình, mang lại tầm nhìn rõ nét về bầu trời, mặt biển và các mối đe dọa tiềm tàng.

Bên trong thân tàu, 23 quả ngư lôi MK48 luôn trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa.

Chỉ huy tàu USS Minnesota, ông Jeffrey Cornielle, cho biết quá trình nạp vũ khí đòi hỏi một đội sáu người điều khiển hệ thống thủy lực để đưa từng quả ngư lôi vào vị trí chiến đấu.

Bên cạnh đó, không giống các tàu ngầm chạy diesel-điện của Úc, tàu ngầm hạt nhân không cần nổi lên để tiếp nhiên liệu.

Thậm chí USS Minnesota có thể hoạt động liên tục dưới nước đến khoảng 30 ngày, trước khi vào cảng để bổ sung thực phẩm tươi.

Cuộc sống khắc nghiệt dưới lòng đại dương

Sống trên tàu ngầm hạt nhân xịn nhất của Mỹ: Ăn tôm hùm, cấm rượu bia và tình dục - Ảnh 3.

Sĩ quan Hải quân Mỹ Devin Simpson bên cạnh ngư lôi MK48 - Ảnh: REUTERS

Không gian sống bên trong con tàu vô cùng chật hẹp. Với chiều dài 115m và thủy thủ đoàn gồm 140 người, không gian riêng tư được xem là điều xa xỉ khi mọi khu vực đều được tận dụng tối đa.

Hành lang nhỏ hẹp, khoang ngủ bé đến mức nhiều thủy thủ phải ngủ cạnh thân tàu chứa 23 quả ngư lôi luôn trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa.

Bên cạnh đó, mặc dù với thực đơn nghe có vẻ xa xỉ bao gồm bò bít tết và tôm hùm, nhưng sinh hoạt trên tàu ngầm không hề dễ dàng. Mọi thủy thủ đều phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt, trong đó rượu bia và quan hệ tình dục hoàn toàn bị cấm.

Cuộc sống trên tàu diễn ra theo một lịch trình chặt chẽ. Mỗi thủy thủ đều có nhiệm vụ rõ ràng, với thời gian làm việc kéo dài 18 giờ mỗi ngày. Việc tắm rửa cũng bị giới hạn, mỗi người chỉ có 30 giây dưới vòi nước.

Đáng chú ý, theo thủy thủ đoàn, một trong những thiết bị quan trọng nhất trên tàu không phải là vũ khí, mà chính là chiếc máy sấy quần áo cỡ công nghiệp hoạt động suốt ngày đêm. Một thủy thủ hài hước đùa rằng: "Nếu nó hỏng, đó sẽ là thảm họa".

Dù điều kiện sống khắc nghiệt, nhưng tinh thần đồng đội trên tàu vẫn duy trì ở mức rất cao. Phó chỉ huy Tommy Plummer, người đã dành hai trong ba năm qua dưới nước, cho biết sự gắn kết giữa các thủy thủ tàu ngầm là điều khó có thể giải thích được.

“Mọi người trở thành một gia đình, và bạn sẽ biết về nhau những điều mà có lẽ bạn không cần biết”, ông Plummer nói. Ông còn hài hước nói rằng cuộc sống và làm việc 18 tiếng trên tàu này còn dễ dàng hơn với việc vợ ông phải một mình ở nhà chăm sóc ba đứa con.

Chuyến thăm của USS Minnesota diễn ra cùng thời điểm Úc thực hiện khoản thanh toán đầu tiên trị giá 800 triệu USD trong tổng số 368 tỉ USD theo Thỏa thuận Aukus. Theo đó, Úc sẽ mua ba tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ và tự đóng tám chiếc khác vào năm 2050.

Dù mang nhiều ý nghĩa chiến lược, thủy thủ đoàn trên chiếc tàu không tiết lộ thời gian tàu lưu lại vùng biển Úc và hành trình tiếp theo. Tuy nhiên, chỉ huy Jeffrey Cornielle nhấn mạnh: "Chuyến thăm này là một bước quan trọng trong việc xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân có vũ khí thông thường của Hải quân Hoàng gia Úc".

Ông Cornielle cũng cho biết thủy thủ đoàn rất mong chờ cơ hội giao lưu và gặp gỡ các đồng nghiệp Úc, khi một vài người trong số họ từng khổ luyện cùng nhau.

Hiện USS Minnesota đang đào tạo sĩ quan hải quân để trở thành chỉ huy tàu ngầm, và là một trong hai tàu ngầm tấn công nhanh dự kiến neo đậu tại HMAS Stirling trong năm 2025.

Úc mạnh tay chi hàng tỉ USD cho xưởng đóng tàu ngầm hạt nhân AUKUS

Úc dự kiến tiêu tốn hàng tỉ USD để hoàn thành việc xây dựng trung tâm bảo trì cho đội tàu ngầm hạt nhân AUKUS trong hai thập kỷ tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar