09/08/2024 13:49 GMT+7

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Ký ức lịch sử hào hùng về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam - vừa được dựng lại sống động tại di tích này ở Thái Nguyên.

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng- Ảnh 1.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình tu bổ di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Ảnh: T.ĐIỂU

Sáng 9-8, tại Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, sau 7 tháng thi công.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khánh thành.

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng- Ảnh 2.

Một số học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng năm 1949 

"Trường dạy làm báo hoành tráng bậc nhất"

Cách đây 75 năm, ngày 4-4-1949, giữa núi rừng ATK Việt Bắc, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã ra đời từ sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh và Đoàn báo chí kháng chiến.

Đây là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là cơ sở đào tạo duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, do nhà báo Đỗ Đức Dục làm giám đốc, nhà báo Xuân Thủy làm phó giám đốc. Các nhà báo Như Phong, Đỗ Phồn, Tú Mỡ là ủy viên ban giám đốc.

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng- Ảnh 3.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xưa - Ảnh tư liệu

Giảng viên của trường là những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Trần Huy Liệu, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao…

Với lực lượng giảng viên này, trường đào tạo tuy chỉ kéo dài ba tháng, từ 4-4 đến 6-7-1949 nhưng đã đào tạo 42 học viên trở thành những nhà báo xuất sắc, đảm nhận nhiệm vụ tại các cơ quan báo chí, tuyên truyền.

Họ là những cây bút chủ lực, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc và xây đắp nền báo chí nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần gửi thư động viên tinh thần, hướng dẫn nghiệp vụ làm báo chí cách mạng cho các học viên.

Người căn dặn: "Lớp này là lớp học viết báo đầu tiên, tôi mong các chú và các cô thi đua nhau học và hành cho xứng đáng là những người tiên phong trên mặt trận báo chí. Báo chí cũng phải thực hiện khẩu hiệu: Tất cả để chiến thắng!".

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng- Ảnh 7.

Lớp học trong Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Tổng Bí thư Trường Chinh tháng 6-1949 đã viết: "Khóa thứ nhất trường Huỳnh Thúc Kháng này là một thí nghiệm rất hay.

Tôi tin rằng sau khi rút tỉa kinh nghiệm của khóa này, Tổng hội Việt Minh sẽ thành công hơn trong việc đào tạo cán bộ chiến đấu với quân thù bằng ngòi bút và hướng dẫn dư luận quốc dân".

Với lịch sử quan trọng này, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 2019.

Những ký ức hào hùng về ngôi trường đặc biệt, duy nhất trong kháng chiến chống Pháp này được tái hiện chi tiết trong các phòng trưng bày của công trình di tích vừa hoàn thành tôn tạo.

Phỏng học làm báo xưa trong Nhà trưng bày - Bảo tàng thu nhỏ về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Ảnh: T.ĐIỂU

Phỏng học làm báo xưa trong Nhà trưng bày - Bảo tàng thu nhỏ về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Ảnh: T.ĐIỂU

Thêm một điểm tham quan "Thủ đô gió ngàn"

Công trình Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành cơ bản các hạng mục chính, gồm:

Nhà trưng bày - Bảo tàng thu nhỏ về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, dưới hình thức căn nhà cấp 4 rộng 80m2 xây trên đồi cao, phỏng dựng theo tài liệu ghi chép và một số hình ảnh tư liệu để lại. Xưa là nhà tre nứa, nay là nhà khung gỗ, mái lá nhân tạo chống cháy.

Tại đây phỏng dựng lại lớp làm báo năm xưa cùng những thông tin, hình ảnh dựng lại lịch sử đáng tự hào của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Nhà sàn - Bảo tàng thu nhỏ trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc 1946-1954, rộng 80m2.

Hạng mục này phỏng dựng từ ngôi nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, nơi chỉ đạo trực tiếp các hoạt động báo chí kháng chiến và cũng là nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam năm 1950.

Những hình ảnh, hiện vật cho thấy hoạt động sôi nổi trên mặt trận văn nghệ, tư tưởng, báo chí trong 9 năm kháng chiến ở Việt Bắc.

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng- Ảnh 9.

Con gái nhà báo Đỗ Đức Dục - giám đốc Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - xúc động thăm công trình lịch sử - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngoài ra, công trình còn có hạng mục bức phù điêu với 48 chân dung các thành viên ban giám hiệu, giảng viên và học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng; hội trường trong lòng đồi phục vụ hội nghị, hội thảo; quảng trường mini phục vụ tổ chức sự kiện rộng 200m2...

Di tích sau khi tu bổ, tôn tạo dự kiến được khai thác, tổ chức đón tiếp các đoàn khách tham quan, các nhà báo về nguồn, các sinh viên và học sinh học tập và trải nghiệm về lịch sử báo chí; đồng thời là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo về báo chí, tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn...

"Chúng tôi dự kiến sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng vào danh mục các điểm tham quan "Thủ đô gió ngàn" mà Thái Nguyên giữ vị trí trung tâm", nhà báo Lê Quốc Minh - chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - phát biểu tại lễ khánh thành dự án.

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng- Ảnh 10.

Nhà sàn - Bảo tàng thu nhỏ trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc - Ảnh: T.ĐIỂU

Sống lại ký ức lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng- Ảnh 11.

Nhà sàn - Bảo tàng thu nhỏ trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc

Sắp khánh thành công trình tôn tạo Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Sau 7 tháng thi công, công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ khánh thành và bàn giao vào sáng 9-8.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar