17/05/2024 15:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sống đàng hoàng là đã đóng góp cho TP.HCM

Ông Khương Văn Mười - nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM - cho rằng người dân sống ở TP.HCM phải đóng góp cho thành phố. Ông nhấn mạnh: ‘Sống đàng hoàng là đã đóng góp rồi’.

Ông Nguyễn Trường Lưu - chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM - phát biểu khai mạc tọa đàm - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Ông Nguyễn Trường Lưu - chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM - phát biểu khai mạc tọa đàm - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Sáng 17-5, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM tổ chức tọa đàm "Vai trò của văn học nghệ thuật trong xây dựng con người TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình".

Ban tổ chức nhận được 19 bài tham luận xoay quanh chủ đề tọa đàm: Xây dựng con người TP.HCM từ góc nhìn đào tạo nghệ thuật; vai trò của nghệ thuật nhiếp ảnh trong xây dựng con người TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình; phong cách con người Sài Gòn - TP.HCM là đề tài, nguồn cảm hứng để văn học nghệ thuật thăng hoa; ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc, quy hoạch và thiết kế đô thị ảnh hưởng đến diện mạo đô thị TP.HCM; điện ảnh và kết nối cộng đồng...

Xây dựng TP.HCM là trách nhiệm của mỗi người

Ông Khương Văn Mười - nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM - chia sẻ bất kỳ ai sinh sống ở TP.HCM đều có trách nhiệm đóng góp xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Ông nhấn mạnh: "Sống đàng hoàng là đã đóng góp cho TP.HCM rồi".

Kiến trúc, quy hoạch vừa là ngành kỹ thuật, vừa là nghệ thuật bởi vì tác động mọi ngành nghề khác như du lịch, giải trí, tạo nên không gian văn hóa nghệ thuật biểu diễn, tạo dựng không gian kiến trúc cho sự phát triển trí tuệ, tính nhân văn.

"Ý nghĩa của kiến trúc, quy hoạch không còn phục vụ hạn hẹp, mà là nhà tổ chức không gian ở, không gian sống, không gian giải trí, không gian văn hóa, không gian thiên nhiên, hội nhập…" - ông Khương Văn Mười nhấn mạnh.

Ông Khương Văn Mười phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Ông Khương Văn Mười phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Nghệ sĩ Lê Nguyên Hiều - chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM - cho rằng TP.HCM là miền đất hứa của nhiều người. Người đến trước giúp đỡ, dìu dắt người đến sau, nương tựa nhau mở rộng cuộc sống mưu sinh theo tinh thần tương thân, tương ái.

Ông Lê Nguyên Hiều cho biết thêm: "Trong thời điểm hội nhập hiện nay, con người TP.HCM bản lĩnh kiên cường, tinh thần năng động, sáng tạo, khả năng hợp tác cao và luôn luôn thích ứng.

Đây là những con người tiêu biểu cho cái mới, tiến bộ, sẵn sàng nhận thức, tự phê phán sai lầm, luôn mở mang suy nghĩ, hành động trong tiếp thu cái mới, cái hay, cái đúng".

Mỹ thuật giúp nâng cao trình độ dân trí

Ông Nguyễn Xuân Tiên - chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM - cho biết mỹ thuật có nhiều đóng góp trong xây dựng con người TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Mỗi năm Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức 9 trại thực tế sáng tác, tổ chức khoảng 50 triển lãm giới thiệu 5.000 tác phẩm, sáng tác mới… góp phần tác động đến nhận thức của xã hội và từng bước nâng cao trình độ dân trí, thẩm mỹ đối với người dân.

"Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, được tiếp nhận trực quan bằng thị giác tạo cho người xem, đã đánh thức cảm xúc của người xem, tạo cho người xem có tình yêu quê hương, đất nước, con người, có trách nhiệm với cuộc sống, có khát vọng nâng cao chất lượng cuộc sống, sống văn minh, nghĩa tình hơn" - ông Nguyễn Xuân Tiên nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng trong xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình:

- Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nghệ sĩ, giới sáng tác mỹ thuật.

- Tăng cường chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhân tài.

- Đề cao trách nhiệm của nghệ sĩ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội chuyên ngành 

- Thực hiện cơ chế đối thoại, trao đổi giữa cơ quan nhà nước với đội ngũ văn nghệ sĩ, các chuyên gia.

- Tạo mọi điều kiện để đưa nghệ thuật tiếp cận gần, trực tiếp với người dân…

Chung tay Thành phố nghĩa tình - kết nối yêu thương

"Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" không phải là lời hô hào suông, đó là sự đồng cảm, tình thương yêu đùm bọc và mệnh lệnh trong trái tim mỗi chúng ta.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar