08/07/2013 06:09 GMT+7

Sống cùng những "mảng san hô"

CÔNG HOÀNG
CÔNG HOÀNG

TT - Ông Nguyễn Chút (58 tuổi) ngụ tại khu phố 5, P.Phủ Hà, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) phải mang những nốt sần sùi mọc dày trên mình trông như những khối san hô di động suốt 40 năm qua.

Phóng to
Ông Nguyễn Chút đang dùng kéo cắt bỏ bớt những miếng “san hô” trên tay mình - Ảnh: Công Hoàng

Đau đớn, khó chịu dai dẳng khi ông Chút bị những “khối san hô” mọc phủ kín cả hai tay, hai chân.

Từ cái mụn cóc...

Tại giường bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn, ông Chút nhớ lại: “Năm 18 tuổi, thấy trên bàn tay, bàn chân mọc mấy cái mụn cóc, tui bèn lấy thuốc lá để đốt rồi dùng dao lam cắt bỏ. Dè đâu càng phá bỏ chừng nào mụn lại mọc dày lên chừng đó. Mọc khắp cả người. Ban đâu chỉ là những nốt mụn, rồi ngày càng mọc dày và phủ hết bàn tay, bàn chân trông như những khối san hô vậy”.

“Hồi đó đi bệnh viện khám, người ta có cho thuốc uống rồi thôi. Khó chịu lắm chứ nhưng nhà nghèo tiền đâu mà đi chữa hả chú? Cứ thấy nó mọc dày thì tui lấy kéo tui cắt bớt, nhưng càng cắt lại càng mọc dày thêm - ông Chút kể - Sợ nhất là bị thấm nước. Nước thấm vào mấy cái mảng này nở ra nhức vô cùng. Nhưng không có nước thì nó rất cứng, rất khó dùng kéo để cắt. Thỉnh thoảng tui cũng ráng chịu đau xuống biển tắm cho nó mềm ra dễ cắt hơn. Còn chuyện đi lại, sinh hoạt cá nhân tui tự lo được, dù vất vả”.

Hàng xóm ông Chút, anh Nguyễn Thanh Long, cám cảnh: “Mấy chục năm nay, tất cả việc trong gia đình ông Chút đều do

một tay vợ ông, bà Nguyễn Thị Thu Vân, 51 tuổi, cáng đáng. Mấy năm trước, nghe người ta nói ngoài Cam Ranh có ông thầy thuốc nam phá mấy cái mụn cóc rất hay, tui chở ổng đi mà đâu có chữa được. Nhà ông Chút nghèo quá mà, không vào các bệnh viện lớn ở Sài Gòn được. Ngay cái nhà đang ở cũng nhờ người ta giúp để xây, chứ hồi trước ở trong cái chòi lợp bằng lá buông thôi”.

Còn bà Vân kể: “Hồi mới cưới, tui thấy tay chân ảnh cũng có vài mụn cóc, nhưng không để ý vì ảnh cũng lao động bình thường, chạy xe ba gác kiếm tiền lo cho gia đình. Đến khi sinh đứa con gái đầu thì mấy cái mụn cóc đó mới bắt đầu nổi dày lên, cũng có người chỉ đi Sài Gòn chữa chạy nhưng nhà nghèo quá nên cứ để liều, ai dè ngày càng mọc nhiều hơn. Tui bán cháo lòng chỉ đủ đắp đổi qua ngày, tiền đâu mà đưa ảnh đi chữa”.

Bệnh khó chữa

Bác sĩ Ngô Thị Hà, khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận, cho biết ông Nguyễn Chút nhập viện ngày 1-7 vì bệnh phổi tắc nghẽn. “Điều làm tôi quan tâm nhiều hơn là những mảng sần sùi trên người ông ấy. Không phải bác sĩ chuyên khoa về lĩnh vực này nên tôi cũng không biết đó là bệnh gì, lên mạng tìm kiếm mới biết căn bệnh này được gọi là loạn sản - bác sĩ Hà kể - Theo những tài liệu có được, đây có thể là rối loạn di truyền rất hiếm gặp, trong đó các mụn cóc hình thành trên da. Không có cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh này dù phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ các mụn cóc. Nhưng sau khi phẫu thuật, các mụn cóc vẫn có thể mọc trở lại” - bác sĩ Hà thông tin.

Bác sĩ Nguyễn Thế Vinh, trưởng khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận, nói ông Chút cần gặp bác sĩ chuyên khoa may ra mới có thể điều trị được.

Thế nhưng, gia đình không có điều kiện đưa ông đi chữa trị. Và như thế, có lẽ những “mảng san hô” kỳ dị này sẽ theo ông Nguyễn Chút suốt quãng đời còn lại.

Loạn sản thượng bì dạng mụn cóc

Qua xem hình ảnh và đọc những lời khai bệnh sử ban đầu của bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Trọng Hào - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da liễu TP.HCM - nghĩ nhiều đến khả năng bệnh nhân mắc bệnh loạn sản thượng bì dạng mụn cóc (epidermodysplasia verruciformis). Đây là bệnh rất hiếm gặp.

Loạn sản thượng bì dạng mụn cóc là một rối loạn di truyền lặn qua nhiễm sắc thể thường. Bệnh do cơ thể người bệnh nhạy cảm với virút HPV (human papillomavirus) thường gây mụn cóc nên virút phát triển không kiểm soát trên da, hình thành các thương tổn dạng mụn cóc khắp người và thường tập trung nhiều ở bàn tay, bàn chân. Ngoài những thương tổn giống mụn cóc, nếu bệnh nhân còn có thương tổn đặc trưng màu hồng nâu, giống lang ben thì có nhiều cơ sở để khẳng định bệnh nhân mắc bệnh loạn sản thượng bì dạng mụn cóc. Tuy nhiên, với những triệu chứng của bệnh nhân kể trên, bác sĩ có thể nghĩ đến một số bệnh khác như rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm độc... Để được chẩn đoán chính xác bệnh, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và làm một số xét nghiệm đặc hiệu.

Trường hợp bệnh nhân bị bệnh loạn sản thượng bì dạng mụn cóc thì đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả hoàn toàn căn bệnh này. Hiện có hai phương pháp điều trị thường được sử dụng là phẫu thuật cắt bỏ những mụn cóc trên da và một số trường hợp có đáp ứng điều trị với loại thuốc dẫn xuất vitamin A dạng uống. Những người mắc bệnh này cần được khám định kỳ và tránh ánh nắng. Căn bệnh hiếm gặp này thường khởi phát từ 1-20 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở tuổi trung niên.

CÔNG HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar