05/03/2015 06:00 GMT+7

Sốc với hình ảnh đánh, cướp "cầu may"

VÕ HƯƠNG - THÁI LỘC - TRÀ MY
VÕ HƯƠNG - THÁI LỘC - TRÀ MY

TTO - Làm sao quản lý lễ hội văn hóa cho có văn hóa? Sẽ có tiêu chí về lễ hội để giữ lại những gì tốt đẹp, loại bỏ những hình ảnh phản văn hóa?

Người đàn ông mặc áo nâu ra sức bảo vệ một quả phết trong áo khi đang bị người khác quyết tâm cướp lại - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cảnh tại lễ hội phết đền Quan - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cảnh hỗn loạn tại lễ hội đền Gióng, ẩu đả tại lễ hội phết đền Quan, chen lấn, leo trèo ở lễ hội Yên Tử, những tranh cãi xung quanh tính nhân văn của lễ hội chém lợn, đâm trâu… đã làm không ít người đặt câu hỏi về giá trị đích thực và cách thức quản lý những lễ hội đương đại.

Không phải là văn hóa

Phóng viên Tuổi Trẻ có mặt tại lễ hội phết đền Quan ghi nhận khi chủ tế bắt đầu đầu thả quả phết (mang lại sự may mắn cho người nhận được) xuống đất, rất đông thanh niên lao vào ẩu đả, chửi tục để cướp phết. Có người còn trèo lên đám đông để tiếp cận quả phết. Lực lượng công an phải can thiệp để giữ trật tự an toàn lễ hội.

Những hình ảnh tại lễ hội phết đền Quan - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cuối tháng 2 vừa qua, tại sân đình làng Ném Thượng, cảnh hỗn loạn cũng đã diễn ra khi nhiều người tham gia vào nghi lễ rước lợn, chém lợn.

“Không phải là văn hóa, không thể là văn hóa”, đó là khẳng định của tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã về những cảnh hỗn loạn, ẩu đả ở lễ hội.

“Ở phần hội, người ta có thể tranh nhau một cái gì đó với tính chất vui chơi nhưng không bao giờ có chuyện đánh nhau để giành giựt. Đánh nhau như thế không thể gọi là văn hóa được”, TS Nguyễn Nhã khẳng định.

Một bạn đọc tên Trương bình luận: “Văn hóa truyền thống là đẹp. Tranh hay cướp mang ý nghĩa tương tự nhưng hành động thì khác nhau quá xa. Thiết nghĩ ban tổ chức và người tham gia lễ hội cần có nhận thức đúng đắn về việc này, chỉ nên dừng ở chữ “tranh” phết! Tranh cướp đến mức tổn hại sức khỏe và tính mạng của mình và người khác thì còn gì là may mắn, là lễ hội văn hóa nữa?”.

Giữ lại những gì thuần mỹ

Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan (Huế) cho rằng không phải phong tục nào cũng tốt.

“Người ta có câu “thuần phong mỹ tục”, cái gì thuần và mỹ thì giữ lại, cái gì không thuần mỹ thì phải gọt giũa đi”, ông Phan nói.

>> Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan 

Hình ảnh tại lễ hội đền Gióng - Ảnh: Nguyên Vương

Vậy ai sẽ là người gọt giũa? Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, bản thân xã hội, bản thân từng cộng đồng phải có trách nhiệm chung và các cơ quan chức năng có trách nhiệm trước nhất.

“Nếu các cơ quan văn hóa của Nhà nước có sự điều phối đứng đắn thì sẽ hạn chế được sự lệch hướng của những lễ hội”, ông Phan nhận định.

>> Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan 

Giáo sư, tiến sĩ Kiều Thu Hoạch, Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian, nêu ý kiến cần phải giữ lại những truyền thống tốt đẹp và điều chỉnh những điều không còn phù hợp với xu thế hiện đại của thời hội nhập.

>> GS.TS Kiều Thu Hoạch 

Một vấn đề đáng lưu ý khác, theo GS.TS Kiều Thu Hoạch là lợi ích nhóm trong các lễ hội.

“Có lợi ích nhóm trong các lễ hội hiện nay, có hiện tượng “bày trò” để thu tiền của dân”, ông Hoạch nói.

>> GS.TS Kiều Thu Hoạch 

Nếu những sự lệch lạc của lễ hội không được chỉnh thì cũng giống như bệnh mà không chữa, sẽ ngày càng nặng thêm.

Và đến mức độ nào đó thì lễ hội sẽ từ một vấn đề văn hóa trở nên phi văn hóa, đem đến sự tai hại về tinh thần cho xã hội, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đưa ra lời cảnh báo.

>> Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan 

Theo ý kiến của TS Lý Tùng Hiếu, giảng viên chính khoa văn hóa học ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM thì cần xác định đúng chủ thể của lễ hội để có sự quản lý hợp lý, chính xác nhất.

>> TS Lý Tùng Hiếu

Cách chấn chỉnh những điều chưa đẹp của lễ hội hiện nay, theo GS.TS Kiều Thu Hoạch là “phải làm từ từ bằng biện pháp giáo dục, đi kèm với biện pháp hành chính. Không thể đơn thuần dùng biện pháp hành chế để ép người dân không được thực hiện nghi lễ”, ông Hoạch lưu ý.

>> GS.TS Kiều Thu Hoạch 

Cảnh chen nhau tranh ấn tại lễ hội đền Trần năm 2014 - Ảnh: Nguyễn Khánh

Nhận định về những tập tục của lễ hội không còn phù hợp trong đời sống hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Huế, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thông tin Thừa Thiên - Huế, cho rằng cần phải có sự điều chỉnh nó ở những hình thức khác, làm sao để không làm trái với ý nghĩa ban đầu.

“Như việc chém lợn, có thể chuyển hóa hình thức bằng cách thay vì dùng một con lợn thật thì sử dụng con lợn bằng biểu tượng”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nêu ví dụ.

Ông Hoa nói:

>> Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa 

Tương tự GS.TS Kiều Thu Hoạch, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cũng cho rằng phải làm từng bước và thuyết phục để người dân từ từ chấp nhận.

>> Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa 

Sẽ xem xét lại tất cả công đoạn của các lễ hội

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Phan Đình Tân, chánh văn phòng Bộ Văn hóa -thể thao và du lịch (VH-TT&DL), cho biết sẽ có những tiêu chí cụ thể về lễ hội để giữ lại những gì tốt đẹp và loại bỏ những yếu tố phản văn hóa.

“Những giá trị văn hóa không phải là bất biến, phải có sự thay đổi phù hợp với cuộc sống xã hội và sự phát triển của con người. Chúng tôi sẽ xem xét các công đoạn của lễ hội, công đoạn nào có giá trị văn hóa, giáo dục tốt đẹp thì sẽ giữ lại, điều gì không có giá trị sẽ loại bỏ”, ông Tân nhận định.

Ông Tân cho biết hiện tại, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đang giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu về nguồn gốc của các lễ hội, song song đó sẽ tổ chức các hội thảo khoa học để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, người dân và truyền thông.

“Sau đó, bộ sẽ tham mưu với Chính phủ để có sự chỉ đạo thống nhất nhằm hạn chế những điều phi văn hóa, phản văn hóa, những hình ảnh tàn bạo… ở lễ hội”, ông Nhân cho biết.

Theo ông Tân, tục lệ có những cái tốt, có những cái đã trở thành hủ tục thì phải loại bỏ.

“Nếu cộng đồng dân làng chưa nhận thức được hoặc vì lợi ích cá nhân thì phải có sự định hướng của Nhà nước. Không có chuyện phép vua thua lệ làng”, ông Tân khẳng định.

VÕ HƯƠNG - THÁI LỘC - TRÀ MY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, quy định chi tiết "được làm gì, không được làm gì", thiếu linh hoạt.

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Cứu 2 cha con rơi xuống giếng sâu 35m trong nhà

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m trong nhà, người cha vội nhảy xuống cứu con.

Cứu 2 cha con rơi xuống giếng sâu 35m trong nhà

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar