11/04/2024 15:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

‘Sốc khi đi phỏng vấn bị hỏi vì sao nợ học phí’

Nhiều sinh viên cho rằng những trường đăng công khai lên mạng tên sinh viên nợ học phí cần sớm chấm dứt việc này và thay đổi bằng cách khác để tránh làm tổn thương người học.

Sau khi Tuổi Trẻ Online phản ánh, Trường đại học Tài chính - Marketing đã gỡ toàn bộ thông báo sinh viên nợ học phí khỏi website của trường - Ảnh chụp màn hình

Sau khi Tuổi Trẻ Online phản ánh, Trường đại học Tài chính - Marketing đã gỡ toàn bộ thông báo sinh viên nợ học phí khỏi website của trường - Ảnh chụp màn hình

Liên quan việc các trường đại học đăng công khai trên mạng danh sách sinh viên nợ học phí, nhiều sinh viên tiếp tục lên tiếng tranh luận việc này.

Nhiều trường đã gỡ danh sách nợ học phí 

Sau khi Tuổi Trẻ Online phản ánh việc trường đại học đăng danh sách sinh viên nợ học phí, nhiều trường đã gỡ toàn bộ thông báo, danh sách "đòi nợ" sinh viên khỏi website trường.

Trong khi đó, sinh viên tiếp tục bàn luận sôi nổi về câu chuyện này. Hầu hết ý kiến đều không đồng ý với cách làm trên của các trường.

Một sinh viên Trường đại học Tài chính - Marketing cho rằng: "Các trường công khai trên mạng danh sách sinh viên nợ học phí là hết sức vô duyên. Thực tế ngân hàng cũng không đòi nợ người vay bị quá hạn nợ kiểu như vậy".

B. - sinh viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, cho biết: "Tôi có tên trong danh sách sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp học phí với món nợ vài chục nghìn đồng nhà trường công bố trên mạng. Tôi thật sự chưa biết vì sao tôi còn nợ với số tiền ít ỏi như vậy. Trường đòi nợ học phí như vậy khác gì làm nhục công khai?".

D. vừa tốt nghiệp Trường đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay bạn có tên trong sách sinh viên tốt nghiệp còn nợ tài sản, phòng kế hoạch tài chính nhà trường công bố lên website do còn nợ học phí và lệ phí cấp bằng với tổng số tiền chưa đến 500.000 đồng.

Chính cách làm của trường đẩy bạn vào tình huống vô cùng ái ngại và "mất điểm" khi đi phỏng vấn tuyển dụng. "Thật sự tôi không biết mình còn nợ một ít học phí (hơn 300.000 đồng) như vậy vì tôi đã tốt nghiệp và chờ ngày nhận bằng. Còn lệ phí cấp bằng tôi nghĩ đến lúc nhận bằng sẽ nộp luôn.

Tôi có nộp hồ sơ tuyển dụng tại một doanh nghiệp, họ kiểm tra rất kỹ bằng cách tra cứu thông tin ứng viên… Đến lúc vào phỏng vấn, trưởng phòng nhân sự hỏi tôi sao lại có tên trong danh sách sinh viên tốt nghiệp còn nợ tài sản của nhà trường. Lúc đó tôi thật sự sốc khi bị trường công khai tên nợ học phí", D. chia sẻ.

Ứng dụng của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM được tích hợp hình thức thanh toán học phí trực tuyến để sinh viên theo dõi - Ảnh chụp màn hình

Ứng dụng của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM được tích hợp hình thức thanh toán học phí trực tuyến để sinh viên theo dõi - Ảnh chụp màn hình

Nên có phần mềm tra cứu thay cho công khai tên nợ học phí

Không ít sinh viên thừa nhận thực tế có những bạn chây ì trong việc đóng học phí nên các trường mới dùng đến biện pháp đăng danh sách sinh viên nợ học phí lên mạng.

Song hầu hết sinh viên cho rằng có rất nhiều cách để nhà trường nhắc nhở sinh viên đóng học phí. Không nên làm tổn thương sinh viên bằng cách "bêu tên đòi nợ trên mạng".

"Bản thân tôi chưa từng nghĩ việc nhà trường công khai tên nợ học phí trên website là chuyện gì đó hệ trọng, nhưng giờ đọc báo cũng giật mình, lo lắng việc bị lộ thông tin cá nhân. Đúng là các trường nên gửi nội bộ hơn là đăng như thế này", một sinh viên chia sẻ.

Theo Trung Dũng - sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), không chỉ vụ nợ học phí, việc các trường đăng danh sách cảnh cáo học vụ hay buộc thôi học cũng là cách làm thiếu tế nhị.

"Các trường hoàn toàn có thể gửi email, tin nhắn riêng tới từng sinh viên để nhắc việc nộp học phí. Bên cạnh đó nhà trường cần tăng cường hỗ trợ sinh viên khó khăn bằng cách hướng dẫn các bạn làm đơn gia hạn học phí, miễn giảm học phí.

Sau khi đã làm tốt những việc trên mà sinh viên vẫn chưa nộp thì trường có thể áp dụng biện pháp mạnh và nghiêm khắc bằng cách thông báo qua tin nhắn hoặc email sinh viên 2 tuần trước khi thi, nếu không nộp thì khỏi thi", Dũng nói.

Trong khi đó nhiều sinh viên "flex" (khoe) cách làm của trường mình "vừa hợp tình vừa lý". Chẳng hạn sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM khoe trường mình tích hợp phần mềm tra cứu học phí trên website, giúp phụ huynh, sinh viên thuận tiện trong việc theo dõi, tra cứu công nợ.

Còn ở Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) hiện đã đưa vào sử dụng ứng dụng trực tuyến USSH-VNUHCM tương thích với nền tảng iOS và Android.

"Giao diện app cung cấp đa dạng các tính năng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên trong quá trình học tập. Sinh viên có thể tra cứu thông tin và thực hiện thanh toán học phí thông qua tài khoản ngân hàng liên kết rất thuận lợi" - Anh Chi, sinh viên của trường, cho biết.

Công khai lên mạng tên sinh viên nợ học phí là vô cảm

Liên quan việc các trường đại học đăng công khai trên mạng danh sách sinh viên nợ học phí, nhiều ý kiến cho rằng cách làm này của trường là vô cảm, thiếu tôn trọng và thậm chí phạm luật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar