07/04/2020 10:56 GMT+7

Sở Y tế TP.HCM đang phối hợp công an điều tra vụ ‘tăng giá thuốc mùa dịch’

HOÀNG LỘC - THU HIẾN
HOÀNG LỘC - THU HIẾN

TTO - Theo quy định, các công ty kinh doanh thuốc muốn tăng giá phải kê khai lại giá thuốc với Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và bán ra với giá không được cao hơn giá kê khai. Các nhà thuốc phải niêm yết giá bán không được cao hơn giá niêm yết.

Sở Y tế TP.HCM đang phối hợp công an điều tra vụ ‘tăng giá thuốc mùa dịch’ - Ảnh 1.

Efferalgan - một loại thuốc hạ sốt được các nhà thuốc tăng giá trong thời điểm này- Ảnh: THU HIẾN

Ngày 7-4, đại diện Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho hay đơn vị này đang tổng hợp các nội dung phản ánh tình trạng "tăng giá thuốc mùa dịch" và phối hợp Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA83) và Phòng cảnh sát kinh tế (PC03, Công an TP.HCM) để điều tra vụ việc này.

"Công tác điều tra đang được mở rộng ở 24 quận, huyện của TP để xác định nguồn từ đâu và các nguyên nhân liên quan, từ đó mới có hướng xử lý theo đúng quy định", đại diện phòng Thanh tra Sở Y tế TP.HCM nói.

Trước đó theo ghi nhận của Tuổi Trẻ online tại một số nhà thuốc trên địa bàn Q.Thủ Đức, Q.Gò Vấp, Q.Bình Thạnh…nhiều loại đồng loạt tăng giá. Đơn cử là thuốc Efferalgan (dạng sủi hạ sốt) nếu như trước đây là 48.000 đồng/hộp, nay tăng từ 64.000-80.000 đồng/hộp.

Không chỉ Efferalgan, một số loại thuốc khác như: Paracetamol (giảm đau, hạ sốt) tăng 1.000 đồng/viên, Tanganil (thuốc điều trị chóng mặt) tăng từ 5.000 - 9.000 đồng/viên, Polygynax (điều trị nấm, nhiễm trùng) từ 12.000 đồng/viên tăng 19.000 đồng/viên. 

Theo tìm hiểu, ngoài lý do "khan hiếm hàng", các nhà thuốc cho rằng việc họ tăng giá thuốc còn phụ thuộc từ phía các công ty kinh doanh đã đẩy giá lên cao.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Văn Dũng - trưởng Phòng nghiệp vụ dược (Sở Y tế TP.HCM), khẳng định có tình trạng thuốc Efferalgan bị "đứt" hàng và nhà phân phối sản phẩm này đang thực hiện các bước để nhanh nhất có thể đưa hàng về giải quyết tình trạng khan hiếm này.

Ông cho biết việc các công ty kinh doanh thuốc và các nhà thuốc tự ý tăng giá thuốc là hành vi không thể chấp nhận được. 

"Bởi theo quy định, các công ty kinh doanh thuốc muốn tăng giá phải kê khai lại giá thuốc với Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và bán ra với gia không được cao hơn giá kê khai. Các nhà thuốc phải niêm yết giá bán không được cao hơn giá niêm yết", ông Dũng nói.

HOÀNG LỘC - THU HIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar