15/03/2021 12:19 GMT+7

Sở Văn hóa Hà Nam làm việc với chùa Tam Chúc vì 5 vạn dân chen chúc đến chùa

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam Nguyễn Văn Trọng dẫn đầu đoàn công tác của sở này đang làm việc tại chùa Tam Chúc sau việc 5 vạn dân chen chúc tới chùa này hôm 14-3 khiến nhiều người hốt hoảng.

Sở Văn hóa Hà Nam làm việc với chùa Tam Chúc vì 5 vạn dân chen chúc đến chùa - Ảnh 1.

5 vạn du khách kéo đến chùa Tam Chúc ngày 14-3 khiến nhà chùa cũng rất hoảng hốt - Ảnh: Chùa Tam Chúc

Sáng nay, 15-3, từ chùa Tam Chúc, ông Nguyễn Văn Trọng chia sẻ với Tuổi Trẻ Online thông tin đoàn công tác của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam do ông dẫn đầu tới kiểm tra, làm việc với ban quản lý khu du lịch Tam Chúc và nhà chùa từ sáng sớm để đưa ra các yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 chặt chẽ hơn.

Ông Trọng cho biết trước buổi làm việc chính thức vào sáng nay thì ngay từ chiều qua (14-3), khi có phản ảnh về việc người dân chen chúc đến chùa Tam Chúc, rất đáng lo ngại về phòng chống dịch COVID-19, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam đã cử người tới chùa làm việc với ban quản lý khu du lịch và các tổ công tác của nhà chùa để nhắc nhở việc thực hiện nghiêm yêu cầu 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Sáng nay, sau buổi kiểm tra thực tế và trao đổi với ban quản lý khu du lịch và nhà chùa, ông Trọng yêu cầu phải thực hiện nghiêm 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tăng cường các tổ công tác của nhà chùa, bố trí thêm các đội tuyên truyền loa tay yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.

Đặc biệt, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam yêu cầu ban quản lý khu du lịch Tam Chúc phải có định hướng phân luồng khách ngay từ ngoài cổng vào chứ không thể để khách dồn vào bên trong chốt bán vé mới phân luồng.

Sở Văn hóa Hà Nam làm việc với chùa Tam Chúc vì 5 vạn dân chen chúc đến chùa - Ảnh 2.

Đoàn công tác của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam đến kiểm tra, làm việc với chùa Tam Chúc và ban quản lý khu du lịch Tam Chúc - Ảnh: Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam

Ông Tạ Đình Quyền - phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam - cho biết sở sẽ có chỉ đạo bằng văn bản với ban quản lý khu du lịch Tam Chúc và nhà chùa bởi sở cũng rất lo ngại về phòng chống dịch bệnh khi nhìn cảnh chen chúc tới chùa hôm 14-3.

Ông Quyền cho hay "dịch bệnh là chuyện chung của cả nước nên chúng tôi cũng rất lo ngại. Nhu cầu tâm linh của người dân cần tôn trọng nhưng phải có cách tổ chức tốt hơn".

Tất nhiên chuyện du khách đổ về chùa Tam Chúc đông đúc hôm qua là nằm ngoài dự kiến của cả ban tổ chức khu du lịch và cơ quan quản lý nhà nước nên ban đầu đã có sự lúng túng, nhưng phải tránh chuyện này tái diễn.

Từ phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thượng tọa Thích Đức Thiện - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cho biết ông mới chỉ nghe phản ánh từ báo chí chứ chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ câu chuyện vì đang đi công tác tại Điện Biên. Chuyện xảy ra tại chùa Tam Chúc nên thượng tọa Thích Đức Thiện đã giao thượng tọa Thích Minh Quang - phó trụ trì chùa này - có trả lời với báo chí.

Còn vai trò quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì kể từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại ngay trước Tết Nguyên đán Tân Sửu, giáo hội đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các chùa phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Vụ việc đột biến 5 vạn người về chùa Tam Chúc ngày 14-3, thượng tọa Thích Đức Thiện một lần nữa yêu cầu nhà chùa phải có giải pháp điều tiết lượng khách vào chùa, tuân thủ nghiêm yêu cầu giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn, đo thân nhiệt…

"Nhà chùa cũng rất hoảng hốt"

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sáng 15-3, thượng tọa Thích Minh Quang - phó trụ trì chùa Tam Chúc - cho biết lâu nay chùa Tam Chúc cũng như chùa Bái Đính luôn thực hiện rất nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế.

Từ Tết Tân Sửu đến trước ngày 14-3, lượng khách đến chùa đông nhất cũng chỉ chừng 2 vạn. Con số đó với khuôn viên trải hàng trăm hecta như chùa Tam Chúc thì "không là gì".

Con số 5 vạn du khách tới chùa hôm 14-3 là con số đột biến, nằm ngoài dự kiến của nhà chùa và ban quản lý nên lúc đầu đã không xử lý kịp để xảy ra tình huống dồn ứ khách cục bộ trong khoảng 3 giờ đồng hồ.

Thượng tọa Thích Minh Quang cũng nói do khách từ chùa Hương dồn dập về chùa Tam Chúc trong khoảng từ 11h đến hơn 1h, với một lượng quá lớn ngoài dự kiến nên ban quản lý và các tổ công tác của nhà chùa đã bị động, không trở tay kịp.

"Nhìn Phật tử chen chúc như vậy thì nhà chùa và ban quản lý cũng rất hoảng hốt, sẽ rút kinh nghiệm để đối phó chủ động hơn, thực hiện phân luồng tốt hơn", thượng tọa Thích Minh Quang nói.

5 vạn người đổ về chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam phải tìm giải pháp

TTO - Khoảng 4-5 vạn người đi lễ chùa Tam Chúc trong ngày hôm nay, con số kỷ lục kể từ khi có dịch COVID-19 tới nay. Cũng chừng đó người đã về chùa Hương trong hai ngày cuối tuần này.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar