28/12/2023 11:52 GMT+7

Sổ liên lạc điện tử: 'Không cần thiết vẫn phải đóng tiền để sử dụng'

Báo Tuổi Trẻ nhận được bài viết của một phụ huynh than phiền rằng đã có group lớp trên Zalo, Viber nhưng trường vẫn ép đóng tiền và sử dụng sổ liên lạc điện tử.

Thông báo trong sổ liên lạc điện tử - Ảnh minh họa: NHƯ HÙNG

Thông báo trong sổ liên lạc điện tử - Ảnh minh họa: NHƯ HÙNG

Đầu tiên tôi phải nói ngay rằng tôi rất khó chịu với sổ liên lạc điện tử. Bởi nó không ích lợi gì cho phụ huynh học sinh. Vậy mà phụ huynh phải đóng tiền và bắt buộc phải sử dụng.

Tôi có hai con đang học tại hai trường THCS ở TP.HCM. Trường của anh lớn yêu cầu phụ huynh phải sử dụng sổ liên lạc điện tử Vietschool. Trường của em nhỏ yêu cầu phụ huynh phải sử dụng sổ liên lạc điện tử eNetViet. Tôi phải đóng phí sử dụng sổ liên lạc điện tử cho con từ 250.000 - 300.000 đồng/năm học tùy trường.

Nhưng cái chính tôi muốn nói ở đây không phải là tiền, dù trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, bớt được khoản nào thì phụ huynh chúng tôi nhẹ gánh khoản ấy.

Đó chính là sự không cần thiết và làm phiền phụ huynh của sổ liên lạc điện tử, nhiều lúc làm tôi phát cáu!

Thứ nhất, cả hai lớp của con tôi đều có group lớp trên Zalo. Mỗi lớp có hai group, một group phụ huynh với nhau và một group phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm.

Thứ hai, hiện nay các nhà trường đều có trang thông tin điện tử, fanpage… và phải công khai các thông tin trên ấy.

Như vậy, tất cả thông tin cần thiết đều đã được gởi trong hai group này, cần xem thêm thông tin thì vào web trường, fanpage của trường, sổ liên lạc điện tử để làm gì nữa?

Rồi chưa kể, sổ liên lạc điện tử gây phiền đến cuộc sống của phụ huynh khi chúng tôi phải tải app về để sử dụng.

Cái này bắt buộc nên dù không muốn tôi vẫn phải làm. Có app mới làm đơn xin vắng học cho con, xin thôi không ăn bán trú cho con… được (mấy cái này trước đây chỉ cần một cuộc gọi cho giáo viên chủ nhiệm là xong).

Quá bất tiện

Thay vì giáo viên chủ nhiệm sẽ gởi thông báo trong group lớp thì phải gởi thông báo trong sổ liên lạc điện tử. Những thông tin về tiết học trải nghiệm hay chương trình ngoại khóa, kết quả học tập của học sinh… cũng y như vậy.

Thế nên, phải tải app chúng tôi mới xem được. Mà cái sổ này đâu chỉ có một giáo viên, nó bao gồm mấy trăm giáo viên của trường con tôi. Mỗi lần các thầy cô đăng thông tin gì trên đó là điện thoại báo.

Có hôm, đang tiếp đối tác thì điện thoại báo liên tục, mở ra là một loạt thông tin từ các thầy cô lớp khác chứ không phải lớp con tôi. Tôi rất bực mà không dám tắt thông báo. Vì lỡ tắt mà có thông tin gì quan trọng có liên quan đến lớp con mình thì sao?

Khi "sổ liên lạc" thay bằng tin nhắn "bất chấp"

TTCT - Nhiều giáo viên đang rơi vào tình trạng "sức tàn lực kiệt" do thiếu giáo viên, lớp học quá đông và sự can thiệp quá mức của phụ huynh vào chuyện trường lớp của con cái họ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Nhiều trường đại học kiến nghị cần sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong tuyển sinh với trường hợp tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt.

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?

Trong kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM năm 2025, các bài thi theo nguyện vọng thường, nguyện vọng chuyên sẽ được tính điểm thế nào?

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar