16/10/2019 09:19 GMT+7

Số hóa truyền máu hạn chế sự cố

T. LŨY
T. LŨY

TTO - Làm sao hạn chế được sự cố truyền nhầm nhóm máu, vừa an toàn cho người bệnh, vừa nhanh chóng cung cấp máu cứu người...? Một nhóm bác sĩ đã sáng tạo ra chương trình hạn chế sự cố truyền máu bằng quy trình số hóa.

Số hóa truyền máu hạn chế sự cố - Ảnh 1.

Nhân viên khoa huyết học đang thao tác nhập hóa chất chuẩn bị xét nghiệm máu trên phần mềm - Ảnh: T.LŨY

Khi đưa vào thực hiện, chúng tôi đã liên tục cập nhật theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, vì vậy có thể liên thông áp dụng cho tất cả các bệnh viện trong toàn quốc. Ngoài ra, nếu được nhân rộng, có thể nâng cấp phần mềm giúp liên thông kết quả xét nghiệm truyền máu trong toàn quốc.

ThS Nguyễn Thị Minh Thy

Từ những trăn trở, nhóm tác giả đến từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, mà tiên phong là bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thy - trưởng khoa huyết học - đã miệt mài nghiên cứu thành công đưa công nghệ 4.0 vào thực hành an toàn truyền máu (gọi là phần mềm GCLP-BLOOD).

Rút ngắn quy trình cấp phát máu

Với quy trình số hóa an toàn truyền máu này, tất cả các túi máu nhập kho đều được nhân viên quét mã vạch, chỉ cần 30 phút đã hoàn tất nhập kho cả trăm túi máu, công việc này trước đây phải mất 120 phút để nhân viên ghi chép bằng tay.

Giờ đây chỉ sau vài thao tác, mẫu máu và hồ sơ xin lĩnh máu đã được thực hiện giao nhận theo tiêu chuẩn chấp nhận hoặc từ chối, hai tem mã vạch có 14 ký tự mã số túi máu đã nhanh chóng được dán trên ống xét nghiệm của túi máu và hồ sơ xin lĩnh máu...

Nhân viên khoa huyết học chỉ cần nhấn lệnh để lấy thông tin người bệnh từ mạng thông tin bệnh viện về phần mềm, sau đó kết quả xét nghiệm máu của người bệnh được đổ tự động về phần mềm và nhân viên nhấn lệnh in phiếu truyền, phiếu lĩnh máu. Chỉ chưa đầy 30 phút, túi máu và hồ sơ truyền máu đã được phát cho điều dưỡng lâm sàng, đưa đi cấp cứu người bệnh.

BS Nguyễn Thị Minh Thy cho biết: "Chúng tôi tâm huyết và trăn trở với việc số hóa an toàn truyền máu từ rất lâu, làm sao tránh được sự cố truyền nhầm nhóm máu cho người bệnh, làm sao đưa máu an toàn kịp thời cho bệnh nhân... Vì máu là dược liệu quý mà không có loại thuốc nào thay thế được, chậm trễ truyền máu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Từ nhiều lần thử nghiệm không thành, giờ chúng tôi mới ra đời phần mềm GCLP-BLOOD đang áp dụng như hiện nay".

Kiên nhẫn mày mò

Số hóa quy trình truyền máu nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh đã được BS Thy trăn trở, manh nha thử nghiệm nhiều lần nhưng không thành công do chưa lồng được quy trình vào phần mềm bệnh viện. Đến năm 2017, chị mạnh dạn đề xuất lại ý tưởng và đã được sự ủng hộ từ ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, huy động sự tham gia của các bộ phận quyết tâm làm. 

Ròng rã một năm, vừa làm rồi chỉnh sửa, phần mềm mới hoàn thiện và được ứng dụng vào bệnh viện từ tháng 8-2018. Sau một năm áp dụng, hội đồng khoa học bệnh viện đã có cuộc họp đánh giá, phản biện, thống nhất tính ứng dụng thực tiễn, đảm bảo an toàn nhanh chóng trong công tác truyền máu bệnh viện.

Theo BS Nguyễn Thị Minh Thy, phần mềm hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế về hướng dẫn hoạt động truyền máu, có thực hiện kết nối hai chiều, xuất dữ liệu về mạng thông tin bệnh viện theo chuẩn của Bộ Y tế. Đồng thời, tương thích cho tất cả các máy xét nghiệm đang có mặt trên thị trường. Người dùng là kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tác động lên các phức hợp kết nối để in ra hồ sơ truyền máu điện tử (tương tự hồ sơ ghi chép bằng tay của nhân viên).

Kỹ thuật viên Tiêu Vũ Bảo Trân - người trực tiếp sử dụng phần mềm - cảm nhận: "Phần mềm này chuyên nghiệp, dễ thao tác và quan trọng là an toàn. Đồng thời cũng giảm được áp lực khi phải ghi chép hồ sơ bằng tay trước đây, phải viết với tốc độ nhanh mới kịp khối lượng nhập xuất máu trong ngày.

Từ đó giảm được áp lực công việc hằng ngày, máu đến tay người bệnh nhanh và an toàn hơn. Giảm thiểu sai số khi truyền nhầm nhóm máu, vì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng của người bệnh. Do tốc độ xử lý công việc nhanh nên giảm thời gian người bệnh phải chờ máu hướng đến sự hài lòng của người bệnh".

* Ông Phạm Thanh Phong (phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ):

Kể từ khi có ý tưởng về việc lập phần mềm về an toàn truyền máu tại bệnh viện, ban giám đốc ủng hộ và chỉ đạo các khoa phòng liên quan tích cực tham gia. Rồi đến lúc phần mềm viết xong, đưa vào thực nhiệm tại bệnh viện, cũng liên tục được góp ý chỉnh sửa để hoàn thiện.

Vì vậy sau hơn một năm đưa vào ứng dụng, hội đồng khoa học bệnh viện đã thống nhất đánh giá, ngoài việc giúp tăng công suất phát máu, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh, điểm nổi bật của phần mềm là tính cảnh báo an toàn tốt.

Tự động kiểm tra, đối chiếu để loại bỏ những sai sót do người làm gây ra trong quá trình trước, sau xét nghiệm; quy trình cảnh báo túi máu nhập, xuất kho hết hạn dùng cũng được làm rất tốt; đặc biệt hơn còn giúp truy xuất nguồn gốc máu nhanh chóng và chính xác khi cần đối chiếu...

Như vậy sau khi đưa vào áp dụng, về phía bệnh viện chúng tôi có thể nói rằng phần mềm an toàn truyền máu đã giúp tiết kiệm nhân lực, rút ngắn thời gian có lợi cho người bệnh và cả bệnh viện, đồng thời ngăn ngừa các sự cố y khoa khi truyền nhầm nhóm máu.

Giám sát nguy cơ nhầm lẫn nhóm máu

Điểm nổi bật nhất của phần mềm GCLP-BLOOD chính là tính năng giám sát nguy cơ trong truyền máu tại bệnh viện, thông qua các cảnh báo. Cụ thể, nếu do điều dưỡng thu thập mẫu bệnh phẩm sai đưa đến việc cấp phát túi máu sai nhóm máu của bệnh nhân đã được công bố trên hệ thống mạng thông tin bệnh viện, thì phần mềm sẽ không thực hiện lệnh duyệt cấp phát máu mà ra yêu cầu kiểm tra lại.

Tiếp theo phần cảnh báo, phần mềm sẽ không cho nhập túi máu hết hạn dùng vào kho, đồng thời cảnh báo không cho xuất túi máu hết hạn dùng cho người bệnh. Phần mềm GCLP-BLOOD cảnh báo màu sắc và sắp xếp thứ tự ưu tiên các túi máu theo nguyên tắc FEFO (First Expired First Out - sắp hết hạn thì xuất kho trước).

Theo đó các đơn vị máu có hạn dùng dưới 24 giờ (chữ đỏ trên nền xanh), 72 giờ (chữ vàng trên nền xám) và 14 ngày (chữ xanh trên nền vàng). Khi số hóa hoàn toàn quy trình, việc truy xuất các bằng chứng khi có sự cố y khoa về truyền máu sẽ được làm rất nhanh chóng, giúp phân tích giám sát hoạt động truyền máu tại bất cứ thời điểm nào một cách cập nhật, chính xác nhất và hỗ trợ người quản lý có những quyết định cải tiến hiệu quả.

Tạo ra máu nhân tạo có thể truyền cho tất cả các nhóm máu

TTO - Máu nhân tạo có đủ các điều kiện cần và đủ để truyền được cho tất cả các nhóm máu nên sẽ cứu chữa được nhiều bệnh nhân và rút ngắn được thời gian làm xét nghiệm trong bệnh biện.

T. LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận liên tiếp hai trẻ bị phù ở mi mắt và chân, đi khám mới phát hiện mắc bệnh lý thận nguy hiểm.

Trẻ đột nhiên bị phù, coi chừng mắc bệnh lý thận nguy hiểm

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Rung nhĩ, một rối loạn nhịp tim phổ biến được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây được công bố trên tạp chí y khoa uy tín cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ đáng báo động.

Nguy cơ tái phát đột quỵ do rung nhĩ ở mức đáng báo động, làm gì để phòng tránh?

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar