28/04/2016 09:21 GMT+7

​Kỹ thuật xét nghiệm mới giúp đảm bảo an toàn truyền máu

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Ngày 26-4, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết đã ứng dụng thành công kỹ thuật xét nghiệm NAT giúp rút ngắn thời gian phát hiện vi rút gây bệnh có trong máu, góp phần đảm bảo an toàn truyền máu cho bệnh nhân.

Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử NAT (còn gọi là kỹ thuật khuếch đại axit nucleic) là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất trong xét nghiệm sàng lọc máu. Hiện nay, kỹ thuật này đã Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn, cho phép áp dụng tại tất cả các trung tâm truyền máu, các khoa xét nghiệm – sàng lọc máu của các bệnh viện trên toàn quốc theo lộ trình cụ thể.

Kỹ thuật NAT được thực hiện trên máy xét nghiệm sinh học phân tử hoàn toàn tự động sàng lọc vi rút HBV, HCV, HIV cho độ chính xác, độ nhạy cao, đem hiệu quả rõ rệt trong việc rút ngắn thời gian phát hiện ở giai đoạn cửa sổ của các vi rút. Kỹ thuật này góp phần mở ra kỷ nguyên mới bảo đảm an toàn truyền máu, cung cấp nguồn máu an toàn, kịp thời.

Năm 2015, Viện Huyết học-truyền máu Trung ương là đơn vị đầu tiên trong cả nước cung cấp tất cả các đơn vị máu, chế phẩm máu đều được sàng lọc bằng xét nghiệm NAT. Tiếp đến, xét nghiệm này đã được triển khai ở các trung tâm truyền máu của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ. Mục tiêu là đến năm 2018, kỹ thuật NAT sẽ được xét nghiệm cho tất cả các đơn vị máu hiến trên toàn quốc, nhằm đảm bảo việc cung ứng nguồn máu an toàn cho toàn dân.

Kỹ thuật xét nghiệm NAT phát hiện trực tiếp các DNA hoặc RNA của vi rút thông qua nhân bản đoạn gen đặc hiệu của vi rút (dù khá thấp trong máu ngay từ lúc mới nhiễm) tăng lên nhiều lần và sau đó xác định chính xác vi rút đã nhiễm, rút ngắn thời gian cửa sổ của phát hiện vi rút lây nhiễm và cho kết quả có độ nhạy cao. Thí dụ thời điểm xét nghiệm NAT có thể phát hiện vi rút HIV rút ngắn 10 ngày, với HBV sớm hơn 25 ngày, với HCV sớm hơn 60 ngày so với kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học.

Năm 2016, cả nước dự kiến tiếp nhận khoảng 1,3 triệu đơn vị máu và đạt 1,8 triệu đơn vị máu vào năm 2020. Do vậy, việc đảm bảo an toàn truyền máu luôn được đặt lên hàng đầu, trong đó xét nghiệm sàng lọc máu, bảo đảm an toàn truyền máu là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất góp phần đạt được mục tiêu này.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cathay Life Việt Nam kỷ niệm 17 năm thành lập

Ngày 12-7 tại TP.HCM, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay Life Việt Nam) kỷ niệm 17 năm thành lập, với các hoạt động thể thao và chương trình góp quỹ từ thiện.

Cathay Life Việt Nam kỷ niệm 17 năm thành lập

Đường huyết tăng nhẹ cũng làm suy giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới

Một nghiên cứu mới cho thấy, tuổi tác không phải là thủ phạm duy nhất làm suy giảm khả năng tình dục của nam giới - mà chính sự tăng nhẹ đường huyết mới đóng vai trò lớn hơn nhiều.

Đường huyết tăng nhẹ cũng làm suy giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới

Laptop cũ, điện thoại hỏng ‘lên ngôi’ trong cơn sốt đất hiếm

Tái chế đang được coi là giải pháp khả thi trước bài toán thiếu hụt đất hiếm hiện nay.

Laptop cũ, điện thoại hỏng ‘lên ngôi’ trong cơn sốt đất hiếm

Trung Quốc đình chỉ phương pháp phẫu thuật điều trị Alzheimer phổ biến

Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm tạm thời đối với một phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh Alzheimer, vốn đã được áp dụng tại gần 400 bệnh viện trên toàn quốc.

Trung Quốc đình chỉ phương pháp phẫu thuật điều trị Alzheimer phổ biến

Công nghệ siêu âm mới giúp theo dõi quá trình đưa thuốc vào não

Australia vừa mới phát triển một thiết bị mới kết hợp siêu âm và công nghệ hình ảnh tiên tiến, giúp cung cấp thông tin quan trọng hỗ trợ cho việc đưa thuốc vào não an toàn và hiệu quả.

Công nghệ siêu âm mới giúp theo dõi quá trình đưa thuốc vào não

Thủy điện Buôn Kuốp thả cá giống, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hơn 240kg cá giống vừa được Công ty Thủy điện Buôn Kuốp thả xuống hồ chứa Thủy điện Buôn Kuốp, xã Ea Na, tỉnh Đắk Lắk.

Thủy điện Buôn Kuốp thả cá giống, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar