15/08/2020 09:22 GMT+7

'Số đỏ' sống động qua tranh của Thành Phong

MI LY
MI LY

TTO - Ấn bản mới nhất của Số đỏ bắt mắt như một cuốn tiểu thuyết đồ họa với 45 bức tranh minh họa của họa sĩ Thành Phong.

Số đỏ sống động qua tranh của Thành Phong - Ảnh 1.

Bản in Số đỏ có minh họa màu của họa sĩ Thành Phong - Ảnh: MI LY

Sách được lấy theo bản in của Lê Cường Editeur MCMXXXVIII năm 1938, gọi là "hoạt kê tiểu thuyết" (tiểu thuyết khôi hài). Đây là bản Số đỏ duy nhất được in khi nhà văn Vũ Trọng Phụng còn sống, dù tiểu thuyết được đăng báo dài kỳ từ năm 1936.

Khi suy ngẫm về tác phẩm để vẽ minh họa, họa sĩ Thành Phong (Long Thần Tướng, Sát thủ đầu mưng mủ) nhận định "miêu tả chân dung xã hội" chính là giá trị lớn nhất của Số đỏ.

Bức chân dung đó vẫn rất chính xác khi đối chiếu với xã hội đương đại: kẻ thượng lưu nông cạn, giàu xổi thích chơi nổi; kẻ hạ lưu biết nắm bắt cơ hội; me tây, sư hổ mang, các phong trào "bình dân"...

Suốt 84 năm qua, Số đỏ chưa bao giờ mất giá trị thời sự khi nói về thói đạo đức giả, tha hóa, những kẻ bất chấp tất cả để leo lên nấc thang danh vọng.

Số đỏ sống động qua tranh của Thành Phong - Ảnh 2.

Tranh tiệm may Âu Hóa và cảnh Xuân tóc đỏ đến nhà bà phó Đoan Tranh do họa sĩ Thành Phong vẽ - Ảnh: MI LY

Hệ thống nhân vật lớn của tác phẩm có hình hài và tính cách được cường điệu hóa, tô đậm sự lố lăng, kệch cỡm để gây cười.

Họa sĩ Thành Phong thấy thuận lợi khi Vũ Trọng Phụng mô tả nhân vật rất chi tiết từ ngoại hình đến cử chỉ và lời nói. Qua trang văn, dàn nhân vật hiện lên sống động như thể bằng xương bằng thịt. Do đó, anh chọn phong cách vẽ minh họa giản dị.

"Mọi sự bóp hình cường điệu và hài hước hóa theo tôi đều là sự cố gắng thừa thãi với Số đỏ" - Thành Phong nói.

Để vẽ Xuân tóc đỏ, bà phó Đoan, ông Phán mọc sừng, ông TYPN, cô Tuyết, vợ chồng Văn Minh hay cụ cố Hồng, Thành Phong chọn tạo hình và trang phục của tầng lớp "tinh hoa", "thượng lưu" Hà Nội những năm 1930. Theo anh, họ ăn mặc rất tân thời và đôi khi lố lăng so với xã hội bấy giờ nhưng khá bình thường nếu so với hiện tại.

Số đỏ sống động qua tranh của Thành Phong - Ảnh 3.

Cảnh Xuân tóc đỏ "phóng tay" lên ngực cô Tuyết đầy giễu nhại qua nét vẽ Thành Phong - Ảnh: MI LY

Nhân vật chính Xuân tóc đỏ khiến Thành Phong hứng thú nhất. "Tình cờ tôi thấy chân dung Vũ Trọng Phụng rất giống với miêu tả Xuân trong truyện - anh nói - Xuân là người từ đáy xã hội đi lên tầng lớp thượng lưu.

Một cách may mắn và đầy hữu ý, anh ta làm rõ rất nhiều chân dung nhân vật, nhìn rộng ra là chân dung cả thời đại. Khi chọn bìa sách, tôi muốn độc giả cảm nhận được cách Xuân bơi trong dòng chảy thời cuộc".

Do đó, bìa sách là bức tranh Xuân tóc đỏ ngửa người chơi "banh quần" đầy kiêu hãnh chứ không phải một bức chân dung chính diện. "Vì biết chọn biểu cảm nào trong vô vàn sắc thái từ ngớ ngẩn tới ma lanh của Xuân?" - Thành Phong nói thêm.

Số đỏ sống động qua tranh của Thành Phong - Ảnh 4.

Tờ tuần báo Gõ Mõ - Ảnh: MI LY

Năm 2020, tức 84 năm sau Số đỏ, phong cách giễu nhại đang rất thịnh hành trong văn hóa đại chúng Việt Nam. Đó là hàng nghìn tranh vẽ, hàng trăm vlog về các xu hướng trên mạng xã hội hay thông tin nóng, nổi bật có 1977 Vlog.

Nhưng theo họa sĩ Thành Phong, "Số đỏ có một không hai nhờ các yếu tố giễu nhại đặt trong bối cảnh thập niên 1930 với những xung đột, đứt gãy văn hóa, thông qua ngòi bút phê phán sắc sảo và chất hài rất tỉnh của Vũ Trọng Phụng.

Đó chính là giá trị nguyên bản (original) của tác phẩm ở tầm nền tảng so với cách giễu nhại mà giới sáng tạo trẻ hiện giờ theo đuổi".

so do 5

Cụ cố Hồng, nhân vật quen thuộc từ trích đoạn "Hạnh phúc của một tang gia" trong sách Ngữ văn - Ảnh: MI LY

Nếu làm phim Số đỏ, đừng diễn kiểu chọc cười

Họa sĩ Thành Phong nhận định Số đỏ có thể làm thành một bộ phim sitcom đỉnh cao và bày tỏ mong muốn các diễn viên "diễn xuất nghiêm túc, đơ đơ mà tưng tửng như nguyên tác, tuyệt đối đừng diễn kiểu chọc cười khán giả".

Hiện nay, Số đỏ cũng đang được chuyển thể thành phim điện ảnh do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn. Và từng có phim truyền hình Số đỏ năm 1990 do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất.

Phan Gia Nhật Linh đưa 'Số đỏ' lên màn ảnh rộng

TTO - Hôm 25-3, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh công bố việc chuyển thể tiểu thuyết Số đỏ lừng danh của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

MI LY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar