19/07/2019 09:03 GMT+7

Số ca sốt xuất huyết tăng: Không cho phun thuốc vô nhà, sao diệt muỗi?

A LỘC - T.LŨY - T.DƯƠNG - D.THANH
A LỘC - T.LŨY - T.DƯƠNG - D.THANH

TTO - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, ghi nhận số ca mắc tăng cao tại nhiều quốc gia. Riêng tại Việt Nam, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 3,2 lần so với cùng kỳ 2018 (gần 100.000 ca).

Số ca sốt xuất huyết tăng: Không cho phun thuốc vô nhà, sao diệt muỗi? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế phun xịt thuốc diệt muỗi ở tỉnh Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

"Để giảm số ca , cần vận động đoàn thể chung tay cùng ngành y tế " là nhận định của BS.TS Nguyễn Vũ Thượng, phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, tại buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ Y tế với Sở Y tế Đồng Nai về tình hình phòng chống sốt xuất huyết diễn ra ngày 18-7.

Chúng ta chỉ tổ chức chiến dịch một thời điểm nào đó mà không duy trì thì muỗi, lăng quăng tiếp tục phát triển. Nước ta xứ nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên việc diệt lăng quăng phải thường xuyên, hằng tuần. Bà con cần phối hợp với ngành y tế để "hạ nhiệt" các đàn muỗi mang mầm bệnh.

Ông Nguyễn Vũ Thượng (phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM)

Dinh dưỡng cũng là vấn đề lớn; nếu không đảm bảo dinh dưỡng, không chỉ trong sốt xuất huyết mà các bệnh khác sẽ diễn tiến nặng hơn, nguy hiểm hơn, điều trị tốn kém và khó khăn hơn. Do đó, mọi người cần chú ý vấn đề dinh dưỡng; khi thể chất, tinh thần tốt thì sức đề kháng cũng tốt hơn.

Ông Huỳnh Cao Hải (phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai)

Theo ông Thượng, hiện nay đang vào mùa mưa, thời tiết rất thuận lợi phát sinh muỗi, lăng quăng, đây là vectơ (vật chủ trung gian) truyền bệnh sốt xuất huyết. Nếu không kiểm soát tốt bọ gậy, lăng quăng và muỗi thì sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng.

Tăng toàn cầu

Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cho Đồng Nai và khu vực phía Nam là giám sát tốt cả vectơ bọ gậy, lăng quăng, muỗi, nếu thấy chỉ số tăng thì phải xử lý ngay. Đồng thời giám sát chặt chẽ các ca bệnh sốt xuất huyết.

Việc phát hiện ca bệnh sớm vừa nhằm xử lý ổ dịch không để lan ra cộng đồng, vừa để chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân, giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Ông Nguyễn Đức Khoa, phó trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết do biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng kéo dài xen lẫn các đợt mưa khiến các vectơ sinh sôi toàn cầu.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, ghi nhận số ca mắc tăng cao tại nhiều quốc gia. Riêng tại Việt Nam, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 3,2 lần so với cùng kỳ 2018 (gần 100.000 ca). Đặc biệt, trong 5 tuần trở lại đây, sốt xuất huyết tăng tại 34 tỉnh, thành phố của các khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam.

Số ca sốt xuất huyết tăng: Không cho phun thuốc vô nhà, sao diệt muỗi? - Ảnh 4.

Ngày 18-7, lực lượng chức năng phối hợp cùng địa phương tổ chức phát tờ rơi, cho người dân ký cam kết loại trừ lăng quăng khu vực xung quanh nhà, phun thuốc, hóa chất diệt muỗi trên đường và nhà dân - Ảnh: A.LỘC

Bệnh viện quá tải

Thời gian gần đây, bệnh nhi đến khám do bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ liên tục gia tăng, hầu hết bệnh nhi đến từ TP Cần Thơ và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Số bệnh nhi đến khám nhập viện liên tục tăng, gây nên tình trạng quá tải tại khoa sốt xuất huyết. Bệnh nhi phải nằm đôi, nằm ba.

Theo các bác sĩ, những năm gần đây bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nghiêng về những trẻ lớn trên 5 tuổi nhiều hơn, đặc biệt số nhập viện sốc nặng tập trung khoảng 70% ở trẻ 8-15 tuổi và có những bệnh lý khác kèm theo. Đáng lưu ý có những trẻ khi mới nhập viện thì phân độ nhẹ, nhưng trong quá trình theo dõi điều trị bệnh chuyển độ đột ngột, vào sốc nặng, vì vậy gia đình cần theo dõi sát diễn biến để báo với nhân viên y tế xử trí kịp thời.

Từ đầu tháng 7 đến nay, số ca sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Phun hóa chất chống muỗi không dễ

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM từ đầu tháng 6 đến nay, số ca bệnh được báo cáo tăng nhanh. Trong tuần 28 (tuần gần nhất) có đến 1.189 ca được báo cáo. Hiện số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM vẫn tăng theo từng tuần.

Trước số ca sốt xuất huyết gia tăng như hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng cho rằng không chỉ có những địa chỉ được đưa vào danh sách cần được giám sát xử lý mới có nguy cơ sốt xuất huyết, mà nguy cơ này còn có ở tất cả các ngôi nhà, khuôn viên, ngõ hẻm trong TP. Chỉ cần có một đồ vật đọng nước bị bỏ quên, một lu chứa nước không đậy kín... đều có thể là nơi phát sinh lăng quăng, muỗi truyền bệnh.

Khó khăn lớn nhất trong phòng chống sốt xuất huyết tại TP.HCM là làm sao để mọi người, mọi nhà cùng tự giác truy tìm và trong chính ngôi nhà của mình, đồng thời vận động những người xung quanh cùng thực hiện. Trong thực tế, việc phun hóa chất chống dịch tại TP gặp nhiều khó khăn vì người dân không cho vào nhà phun thuốc dù đã được thông báo trước đó.

TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống sốt xuất huyết. Từ năm 2015 đến nay, TP đã có hơn 1.000 quyết định xử phạt được ban hành. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn TP có 64 quyết định xử phạt được ban hành tại 13 quận, huyện.

Tăng do chu kỳ sinh sản của muỗi ngắn lại?

Chiều 18-7, ông Lê Quang Hùng - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định - cho biết mới từ đầu năm đến nay, tỉnh Bình Định ghi nhận khoảng 4.000 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc đã vượt xa so với cả năm 2018 (3.219 ca) và chỉ cách đỉnh dịch năm 2016 vài trăm ca (4.679 ca). Xuất hiện một số ca sốt xuất huyết biến chứng rất nặng, phải lọc máu liên tục mới cứu sống được. Đáng chú ý là có nhiều người lớn ở Bình Định mắc sốt xuất huyết, khác với những năm trước tỉ lệ trẻ em mắc bệnh này nhiều hơn.

Ông Hùng cho hay: "Các chuyên gia giải thích rằng hiện tượng El Nino đã khiến chu kỳ sinh sản của muỗi ngắn lại, lượng muỗi vì thế nhiều hơn trước đây...".

TTO - Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, cách phòng chống tốt nhất vẫn là diệt muỗi và ngăn ngừa muỗi đốt. Một người có thể bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần, vì vậy những người đã từng mắc bệnh cũng không được chủ quan.

A LỘC - T.LŨY - T.DƯƠNG - D.THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk vừa qua đời do bệnh dại vì từng nhiều lần bị chó cắn nhưng không được người nhà đưa đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Mới đây, Công an TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 cơ sở sơ chế hoa chuối tại khu dân cư Bến Lức (phường Bình Đông, TP.HCM) ngâm hàng trăm kg hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc trước khi bán ra thị trường.

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Tin tức đáng chú ý: Luật Bảo hiểm y tế vừa sửa đổi nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở; Một phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại Hải Phòng, cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar