26/04/2021 18:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Số ca nhiễm ở Campuchia vượt mốc 10.000, Lào lần đầu có ca nhiễm 3 con số

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Tổng số ca bệnh COVID-19 ở Campuchia đã vượt mốc 10.000 sau khi nước này có thêm 580 ca nhiễm trong ngày hôm nay 26-4. Phần lớn số ca bệnh liên quan tới sự cố lây nhiễm cộng đồng hôm 20-2.

Số ca nhiễm ở Campuchia vượt mốc 10.000, Lào lần đầu có ca nhiễm 3 con số - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính ở thủ đô Phnom Penh - Ảnh: Phnom Penh Post

Theo báo Khmer Times, Campuchia ghi nhận thêm 580 ca nhiễm ngày 26-4, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 10.555. Trong số này có tới 10.005 ca liên quan tới "sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20-2".

Thủ đô Phnom Penh là nơi có số ca nhiễm mới cao nhất, với 336 ca. Tỉnh Bantey Meanchey và Sihanoukville đều đứng thứ hai, với 91 ca nhiễm mới. Theo sau đó là tỉnh Kandal với 51 ca nhiễm.

Theo báo Phnom Penh Post, trong số 580 ca nhiễm trên có 579 ca lây nhiễm trong cộng đồng, gồm 69 công dân Indonesia, 12 người Trung Quốc, 5 người Việt Nam và còn lại là công dân Campuchia.

Campuchia cũng ghi nhận thêm 5 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tới nay lên 79.

Theo Khmer Times, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã yêu cầu lãnh đạo các tỉnh thành nước này thực thi nghiêm ngặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát sự lây lan của dịch, đặc biệt là những biện pháp ngăn chặn và cắt đứt giao thông từ các khu vực có bùng phát dịch.

Trong số này có lệnh cấm đi lại giữa thủ đô - tỉnh cũng như lệnh phong tỏa Phnom Penh và thành phố Ta Khmao thuộc tỉnh Kandal.

Lào lần đầu ghi nhận ca nhiễm 3 con số

Tại Lào, Bộ Y tế nước này ngày 26-4 ghi nhận thêm 113 ca nhiễm, nâng tổng số ca COVID-19 ở nước này lên 436, theo tờ Laotian Times. Số ca nhiễm mới được ghi nhận tại 10 tỉnh thành, trong đó có 54 ca ở tỉnh Champasak (tây nam Lào) và 31 ca ở thủ đô Vientiane.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, Lào ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày ở mức 3 con số.

Bác sĩ Việt giữa tâm dịch Campuchia

TTO - 35 nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh (Campuchia) bị cách ly do liên quan đến các trường hợp nhiễm COVID-19. Giữa tâm dịch các bác sĩ vẫn đang gồng mình vừa chống dịch, vừa khám chữa bệnh, vừa tiêm vắc xin cho người dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar