26/01/2021 06:15 GMT+7

Số ca mắc COVID-19 toàn cầu vượt mốc 100 triệu

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Toàn thế giới đã có hơn 100 triệu ca mắc COVID-19, theo thống kê của trang wordometers.info, trong đó hơn 2 triệu người đã chết. Mỹ, nước bị ảnh hưởng nặng nhất, tiếp tục siết hạn chế du lịch.

Số ca mắc COVID-19 toàn cầu vượt mốc 100 triệu - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục hạn chế đi lại đối với phần lớn các nước châu Âu, Brazil, thêm Nam Phi vào danh sách - Ảnh: REUTERS

Tính đến 6h sáng nay 26-1, thế giới đã có 100.227.000 người mắc COVID-19, trong số này đã có hơn 72 triệu người hồi phục và 25,9 triệu người vẫn còn đang điều trị.

Tại châu Âu, tình hình tiếp tục nghiêm trọng tại một số nước như Pháp với số ca nhập viện vượt mốc 1.000 trong 2 ngày qua trong khi Tây Ban Nha có hơn 93.000 ca mắc COVID-19 mới chỉ trong cuối tuần qua.

Ở Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận tỉ lệ mắc COVID-19 tăng lên mức cao chưa từng thấy là 33,24% số người được xét nghiệm, vượt mốc cũ 32,82% ghi nhận vào ngày 17-1 vừa qua. Đây là tỉ lệ xét nghiệm dương tính trong ngày cao gấp 6 lần mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Thái Lan mới công bố chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 vào tháng 2-2021, theo đó nước này sẽ phân phối 50.000 liều vắc xin của AstraZeneca cho những nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. 

Lực lượng nhân viên y tế tại tỉnh Samut Sakhon - tâm dịch bùng phát mới nhất ở nước này - sẽ được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên, tiếp sau là người cao tuổi và người có bệnh nền. Tính đến nay, Thái Lan đã ghi nhận 13.687 ca mắc COVID-19, trong đó có 75 ca tử vong.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden ngày 25-1 cho rằng nước này có thể chạm đến mốc 600.000 ca tử vong trước khi tình hình chuyển biến. Ông cho biết có thể nâng mục tiêu lên 150 triệu người được tiêm ngừa trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ.

Cũng trong ngày, ông Biden đã ký sắc lệnh duy trì các hạn chế đi lại do đại dịch COVID-19 đối với hầu hết các nước châu Âu và Brazil, đi ngược lại quyết định của cựu tổng thống Donald Trump chỉ vài ngày trước khi hết nhiệm kỳ. Ngoài ra, ông Biden cũng mở rộng các hạn chế đi lại đối với Nam Phi, nơi một biến thể virus corona mới đã xuất hiện.

Trong cuộc họp báo ngày 25-1, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: "Theo lời khuyên của nhóm y tế về COVID -19 của chính quyền, Tổng thống Biden đã quyết định duy trì các hạn chế đã áp dụng trước đây đối với khu vực Schengen châu Âu, Vương quốc Anh, Cộng hòa Ireland và Brazil". 

Bà Jen Psaki nói thêm rằng với việc đại dịch đang ngày càng trầm trọng và nhiều biến thể dễ lây lan hơn, đây không phải là lúc để dỡ bỏ các hạn chế đối với việc đi lại quốc tế.

Thái Lan sắp tiêm vắc xin COVID-19, chưa cấp phép vắc xin Trung Quốc

TTO - Thái Lan ngày 25-1 tuyên bố sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng COVID-19 từ tháng 2-2021, khởi đầu với 50.000 liều vắc xin của AstraZeneca dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng trướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

TP.HCM đang lập danh sách phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để hỗ trợ một lần 3 triệu đồng, khấp khởi niềm tin mới về chính sách khuyến sinh.

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

Sau tắm suối hai tuần, em bé 3 tuổi tại Sơn La được phát hiện có đỉa suối ký sinh trong đường thở khiến bé thở khò khè.

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar