28/10/2015 10:38 GMT+7

Sinh viên thuê người chép bài sinh hoạt công dân

KHẮC THỊNH
KHẮC THỊNH

TT - Một số sinh viên Trường ĐH Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã thuê người chép tay bài sinh hoạt công dân đầu khóa với giá từ 100.000 - 300.000 đồng.

Bạn N.D., sinh viên Trường ĐH Tây Nguyên, cho biết năm nay trường tổ chức học sinh hoạt công dân. Sau khi học xong, giảng viên cho bốn câu hỏi để sinh viên về làm và yêu cầu phải viết bằng tay.

Hầu hết phần trả lời các câu hỏi nói trên đều có ở trên mạng và bán ở các quầy photocopy nên sinh viên chỉ việc mua về chép là được. Giá mua tài liệu 7.000 đồng cả giấy và đáp án. Còn thuê người chép thì khoảng 100.000 - 300.000 đồng.

“Mình thấy viết lại bài có sẵn mất rất nhiều thời gian. Đã thế, nghe các anh chị khóa trước nói phải chép tay được 30 tờ mới đạt. Phần trả lời thì dài, chỉ mong chép cho xong mà nộp chứ bọn mình cũng chẳng biết mình đang viết cái gì nữa. Thời gian đâu mà đọc, mình chép bốn ngày rồi mà vẫn chưa xong!” - D. nói.

Trong khi đó bạn N.A.K., sinh viên khóa trước, chia sẻ bí quyết với các em khóa dưới qua Facebook: “Hồi khóa bọn anh học có người phát tờ rơi là bản chép tay, còn cho cả giá luôn. Chỉ việc mua về rồi nộp là được. Chép tay thì bằng giỏi, không thì trung bình và khá. Thuê người chép cũng được, nhưng phải làm hai ba kiểu chữ để tránh bị phát hiện”!

Lướt qua nhóm Trường ĐH Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) trên Facebook thời điểm này, một số bạn đăng công khai: “Cần tìm người chép thuê bài sinh hoạt công dân giá 300.000 đồng. Yêu cầu chữ to, đẹp”.

Bạn khác lại rao: “Nhận viết thuê bài sinh hoạt công dân, ai có nhu cầu liên hệ mình, giá cả thỏa thuận. Bảo đảm đóng bìa đẹp như ngoài tiệm photocopy”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thạc sĩ Phạm Trọng Lượng - trưởng phòng công tác chính trị học sinh, sinh viên Trường ĐH Tây Nguyên - cho biết tuần sinh hoạt công dân được tổ chức hằng năm, chia thành ba đợt đầu khóa, giữa khóa và cuối khóa.

Mỗi khóa sẽ có các chủ đề khác nhau, với mục đích để sinh viên nhận thức và nắm vững các chủ trương và quy chế của trường. Sau khi học xong, mỗi sinh viên phải trả lời bốn câu hỏi, và bắt buộc phải viết tay, hoàn thành trong vòng 15 ngày.

Cũng theo ông Lượng, việc nhà trường bắt buộc viết tay để tránh trường hợp sinh viên copy, sao chép, cắt dán tài liệu từ trên mạng. Tất cả nhằm để sinh viên nhớ được nội dung các chủ trương, đường lối pháp luật và các quy chế của nhà trường, đồng thời nâng cao trách nhiệm bản thân.

“Trường không yêu cầu sinh viên phải viết bao nhiêu trang, chỉ cần các em hoàn thành đúng nội dung câu trả lời là được. Về vấn đề sinh viên thuê người chép, khi tiến hành chấm bài chúng tôi sẽ có biện pháp kiểm tra, bằng cách đối chiếu nét chữ của bài sinh hoạt công dân với bài kiểm tra, hoặc hồ sơ của các em trước đó.

Nếu phát hiện trường hợp nào nhờ người khác chép, chúng tôi sẽ đánh rớt và sinh viên phải học lại sinh hoạt công dân trong năm sau. Việc hoàn thành bài sinh hoạt công dân cũng là một trong các điều kiện để xét tốt nghiệp cho sinh viên” - ông Lượng nói.

KHẮC THỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar