18/04/2017 09:49 GMT+7

Thử nghiệm thành công ôtô 20 chỗ chạy bằng... đạp

THANH HÒA
THANH HÒA

TTO - Sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ôtô, khoa cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa thử nghiệm thành công xe chở được 20 người, vận hành bằng... sức người.

Nhóm chế tạo, từ trái sang: Việt Tân, Thành Tâm và Đình Chương

Nhóm gồm các bạn Trừ Thành Tâm (nhóm trưởng), Đặng Việt Tân và Nguyễn Đình Chương đều là sinh viên năm 2.

Đi khắp các quận lùng phụ tùng

Ý tưởng được hình thành khi các bạn được thầy Vũ Đình Huấn - giảng viên khoa, đồng thời là bí thư Đoàn khoa - giới thiệu về xe BiberBike của Đức. Thấy đây là một mô hình xe độc đáo, thân thiện với môi trường nên Thành Tâm đề xuất với thầy lập nhóm làm xe. Sau khi ý tưởng được duyệt, các bạn được nhà trường hỗ trợ xưởng chế tạo, được Đoàn trường và các giảng viên trường hỗ trợ kinh phí thực hiện sản phẩm.

Bắt đầu làm việc từ trước Tết Nguyên đán vừa qua, Thành Tâm, Việt Tân và Đình Chương mất khoảng hai tháng để hoàn thành bản vẽ từ mô phỏng đến chi tiết và tìm đầy đủ những nguyên vật liệu cần dùng. “Khung sắt, trục, miếng lót sàn, bánh xe và gỗ trên xe thì tụi mình mua; còn những thứ như vôlăng, ghế tài xế, ghế hành khách phía sau, ốc vít thì tận dụng ở xưởng. Tám ghế ngồi của xe là do bọn mình mua lại xe đạp cũ, về cắt ra rồi ráp vào xe” - Việt Tân chia sẻ.

“Có đợt mình phải chạy tới chạy lui tới tận huyện Bình Chánh, gần Khu công nghiệp Vĩnh Lộc để tìm cửa hàng mua phụ tùng, còn khi nào bí quá, không tìm được thứ muốn mua thì “chế” đồ ra xài đỡ” - Thành Tâm kể thêm.

Mặc dù dựa trên hình ảnh một chiếc xe có sẵn nhưng những chi tiết trên xe đều do các bạn linh hoạt tận dụng những gì mình có và cách vận hành cũng từ những kiến thức của các bạn làm nên. Xe chở được 20 người: một tài xế, tám người ngồi đạp, ba người ngồi sau, còn lại có thể đứng ở khoảng giữa của xe. “Động cơ” xe gồm tám bộ xích xe đạp đối xứng nhau dẫn động hai trục chính, phụ được kết nối qua các bánh răng. Với lực đạp xe của hành khách, hai trục sẽ làm xe chạy.

Việt Tân (bìa phải) và Đình Chương trang trí xe tại xưởng - Ảnh: TH.HÒA

Chở thầy cô, sinh viên đi “tour” quanh trường

Từ khi bắt đầu, hầu như ngày nào các bạn cũng làm, hôm nào rảnh thì làm nhiều, hôm nào bận học thì phân công nhau làm, có hôm say mê công việc quá cả nhóm làm tới nửa đêm mới về nhà trọ.

“Mình nhớ có lần xe làm xong phần cơ khí, tụi mình dùng mỡ để bôi trơn. Tối đó đẩy xe ra chạy thử lần nữa nhưng lại không chạy được, cả nhóm bắt đầu bung ra sửa. Ban đầu mình nghĩ là bánh răng xe bị kẹt, hoặc là do thắng xe có vấn đề. Nhưng cuối cùng là do bơm mỡ bò nhiều quá làm ma sát tăng, xe kẹt cứng ngắc luôn. 10h, 11h đêm rồi mà ba đứa còn ngồi lụi hụi dùng máy nén khí để xịt vệ sinh hết phần mỡ bò vừa bơm hồi chiều” - Tân kể.

Sản phẩm được nhà trường công nhận như một công trình thanh niên, nên khi gần tới ngày 26-3 các bạn phải tranh thủ làm xong các phần thiết yếu để trình làng công trình. Ngày 25-3 cả nhóm tháo hết đồ ra sơn lại, chờ sơn khô, ráp xe, chạy thử và kiểm tra xe chạy thế nào rồi mới kéo nhau... ngủ lại luôn trong xưởng. Sáng hôm sau, xe được dùng để chở một số thầy cô đi dự lễ và cho các bạn sinh viên làm một “tour” du lịch vòng quanh khuôn viên trường.

Thành Tâm chia sẻ: “Lúc mình làm xe, thầy cô có người biết, có người không, sinh viên không quan tâm mấy. Nhưng khi chiếc xe được thành hình, thấy thầy cô và các bạn vui vẻ đón nhận, cả nhóm được khích lệ rất nhiều. Bên cạnh đó, một số thầy còn chỉ nhóm khắc phục các khuyết điểm của xe”.

Hiện tại xe chỉ cần ba người đạp, một người lái là có thể hoạt động. Nhưng nếu có thêm kinh phí, nhóm sẽ gắn thêm động cơ điện hoặc làm mái che bằng pin năng lượng mặt trời để dù chỉ có một người, xe vẫn có thể hoạt động được.

“Trước mắt xe này có thể được dùng trong những buổi đón tân sinh viên, đây như một dẫn chứng với các em khóa sau rằng khi vào trường các em sẽ có điều kiện làm những sản phẩm thiết thực như thế này. Còn nhiều mục đích nhóm muốn hướng tới như sinh viên kinh doanh cà phê, trà sữa trên xe này hoặc xe có thể sử dụng ở công viên, các khu du lịch để du khách có thể vừa đạp xe tham quan, vừa trò chuyện với nhau” - Thành Tâm phấn chấn nói.

Người tạo cảm hứng sáng tạo

Đối với các sinh viên ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thầy Vũ Đình Huấn là người khơi cảm xúc sáng tạo cho học trò khi thầy hay tìm các ý tưởng từ các trang nước ngoài, các cuộc thi của sinh viên trên thế giới giới thiệu cho sinh viên VN.

“Tôi nghĩ mình có thể truyền tải những đam mê nghiên cứu. Các bạn có thể bắt đầu làm theo những gì các bạn thích, tôi sẽ hướng dẫn và cho các bạn những lời khuyên để sản phẩm đạt được kết quả nhất định. Tôi muốn các sinh viên học được nhiều điều từ việc tự tay mình tạo ra một thứ gì đó có ích” - thầy Huấn nói.

Cũng theo thầy Huấn, việc rèn luyện tinh thần làm việc, cách làm việc sẽ tạo thói quen và sẽ là hành trang cho các sinh viên thực hiện các dự án, có kinh nghiệm khi ra đời làm việc.

THANH HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar