22/11/2024 11:49 GMT+7

Sinh viên làm tên lửa tự chế, phá nhiều kỷ lục thế giới

Một nhóm sinh viên Mỹ đã phá vỡ loạt kỷ lục thế giới khi phóng tên lửa tự chế xa hơn và nhanh hơn bất kỳ tên lửa nghiệp dư nào khác...

Tên lửa tự chế của sinh viên Mỹ lập hai kỷ lục thế giới - Ảnh 1.

Tên lửa tự chế Aftershock II đạt độ cao 143.300m so với mặt đất - Ảnh: USC Viterbi School of Engineering

Theo trang LiveScience ngày 22-11, các sinh viên tại Phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (RPL) thuộc Đại học Nam California (USC) của Mỹ đã chế tạo tên lửa Aftershock II có thể đạt độ cao 143.300m so với mặt đất và với tốc độ "siêu thanh".

Aftershock II đã bay cao hơn 27.400m so với kỷ lục trước đó, thuộc về một tên lửa nghiệp dư Trung Quốc được phóng cách đây 20 năm. Nhóm đã phóng Aftershock II vào ngày 20-10 tại một địa điểm ở sa mạc Black Rock, bang Nevada. Tên lửa cao khoảng 4m và nặng khoảng 150kg.

RPL cho biết Aftershock II đã phá vỡ rào cản âm thanh (vượt qua vận tốc âm thanh) chỉ 2 giây sau khi cất cánh và đạt vận tốc tối đa sau 19 giây. Sau đó động cơ của tên lửa bị đốt cháy nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục bay lên cao do lực cản không khí giảm, giúp nó rời khỏi bầu khí quyển Trái đất chỉ sau 85 giây sau khi phóng và đạt đến độ cao cao nhất vào 92 giây sau đó.

Vào thời điểm trên, đầu của tên lửa đã tách khỏi phần còn lại, bung dù để quay trở lại bầu khí quyển và hạ cánh an toàn xuống sa mạc. RPL đã thu thập đầu tên lửa Aftershock II để phân tích thêm về chuyến bay.

Vụ phóng thử tên lửa tự chế Aftershock II của sinh viên USC - Nguồn: YouTube/USCViterbi

Với việc đạt được độ cao 143.300m so với mặt đất, Aftershock II đã bay "xa hơn vào không gian so với bất kỳ tên lửa của nhóm phi chính phủ và phi thương mại nào từng bay trước đây", theo một đại diện của USC. Kỷ lục trước đó là 115.800m, thuộc về tên lửa GoFast do Đội thám hiểm vũ trụ dân sự của Trung Quốc chế tạo và được phóng vào năm 2004.

Trong chuyến bay, Aftershock II đã đạt vận tốc tối đa là khoảng 5.800km/h, hay Mach 5,5 - gấp 5,5 lần vận tốc âm thanh - và nhanh hơn GoFast một chút.

Vụ phóng kỷ lục này là thành công mới nhất của RPL. Năm 2019, một nhóm khác đã trở thành nhóm sinh viên đầu tiên phóng tên lửa vượt qua đường Karman, ranh giới tưởng tượng giữa bầu khí quyển Trái đất và vũ trụ. Aftershock II là tên lửa thứ hai do sinh viên của RPL tạo ra đạt được cột mốc này.

Tên lửa tự chế của sinh viên Mỹ lập hai kỷ lục thế giới - Ảnh 2.

Nhóm sinh viên là "tác giả" của Aftershock II - Ảnh: USC Viterbi School of Engineering

Để lập ra những kỷ lục mới ở trên, nhóm sinh viên đã phủ lên Aftershock II một loại sơn chịu nhiệt mới, phủ titan cho các cánh, đổi chất liệu một số bộ phân của tên lửa...

Các nhà nghiên cứu giám sát RPL đã rất ấn tượng với "sản phẩm" Aftershock II của nhóm sinh viên do họ nhận được rất ít sự giúp đỡ từ giáo viên.

"Đây là minh chứng cho sự xuất sắc mà chúng tôi muốn phát triển ở các kỹ sư hàng không vũ trụ mới nổi của mình", ông Dan Erwin, chủ nhiệm khoa kỹ thuật hàng không vũ trụ của USC, cho biết.

'Nhà khoa học' tin Trái đất phẳng phá kỷ lục với tên lửa tự chế

TTO - Kỹ sư tên lửa tự học người Mỹ biệt danh Mike Hughes 'khùng' vừa phá kỷ lục của chính ông khi tự phóng mình lên độ cao 579m bằng tên lửa tự chế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar