14/05/2024 18:44 GMT+7

Sinh viên làm robot đa năng hỗ trợ người già

Robot có thể giúp đỡ người già đi lại, bật tắt các thiết bị gia dụng, liên hệ với người thân trong trường hợp khẩn cấp…

Robot có thể tương tác với người dùng thông qua màn hình máy tính - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Robot có thể tương tác với người dùng thông qua màn hình máy tính - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Robot do nhóm sinh viên khoa điện - điện tử, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sáng chế, là 1 trong số 7 dự án khoa học kỹ thuật nổi bật của sinh viên trong chung kết chương trình eProjects do Đại học bang Arizona (Mỹ) kết hợp với Dow Việt Nam tổ chức ngày 14-5 tại TP.HCM.

Robot có thể nhận diện một số tai nạn như té ngã, xỉu, đột quỵ

Lượng Vũ Hải Ninh, sinh viên khoa điện - điện tử, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, giải thích bộ điều khiển của robot kết hợp công nghệ AI và IoT trên hai hệ điều hành Linux và Android, giúp robot có thể hoạt động đa nhiệm.

Về phần cứng, robot được trang bị hệ thống bánh lăn để linh hoạt di chuyển. Một màn hình máy tính giúp người dùng theo dõi hoạt động của robot, đồng thời có thể ra lệnh bằng cách chạm ngoài bằng lời nói. Người dùng có thể ra lệnh bật, tắt các thiết bị gia dụng trong nhà như đèn, quạt, tivi…

Đặc biệt, màn hình của robot được tích hợp tính năng nhận diện khuôn mặt và chuyển động của người dùng. Nhờ đó, robot có thể tự động di chuyển gần người già khi họ có nhu cầu.

Robot có thể nhận diện một số tai nạn như té ngã, xỉu, đột quỵ… và phát cảnh báo đến điện thoại của con cháu, người thân của họ. Một cảm biến được tích hợp để robot phát hiện một số rủi ro như rò rỉ khí gas trong nhà.

Bên cạnh đó, dựa trên công nghệ IoT, robot trợ lý sẽ giúp người già có thể ra lệnh cho phép người dùng điều khiển các thiết bị điện tử thông qua ứng dụng màn hình cảm ứng hoặc ra lệnh bằng giọng nói.

Tính năng này nhằm giúp người khuyết tật và người già sử dụng các thiết bị gia dụng dễ dàng hơn.

Một số ứng dụng trên màn hình điều khiển của robot - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Một số ứng dụng trên màn hình điều khiển của robot - Ảnh: TRỌNG NHÂN

"Người thân có thể bắt đầu cuộc gọi video với ông bà ở nhà thông qua robot trợ lý và cũng có thể điều khiển chuyển động của nó từ xa để hỗ trợ ông bà", Hải Ninh nói. "Robot còn có thể phát video và nhạc cho người dùng giải trí".

Theo Hải Ninh, cái khó khi phát triển robot là lập trình để phối hợp giữa các công nghệ AI và IoT trên cả hai hệ điều hành Linux và Android. Nếu không giữ được sự cân bằng, robot có thể tạm mất các tính năng trên hệ điều hành Linux trong thời điểm hệ điều hành Android "lấn lướt" và ngược lại.

Cần tiếp tục cải tiến hệ thống điều khiển

Nhóm của Hải Ninh mất hơn 3 tháng kể từ khi lên ý tưởng đến lúc cho ra mẫu robot thử nghiệm được mang đến dự thi tại eProjects.

Chuyên gia Nguyễn Vũ Toàn - từ Dow Việt Nam, mentor cho nhóm sinh viên này - ấn tượng với quá trình tìm tòi phát triển robot của nhóm và ý nghĩa nhân văn mà nhóm muốn hướng tới.

Dù vậy, ông cho rằng trong thời gian tới, nhóm sẽ cần tiếp tục cải tiến hệ thống điều khiển, bởi hiện tại robot chỉ mới được thử nghiệm ở một không gian hẹp, sẽ cần dần mở rộng tầm hoạt động cho robot. Tốc độ xử lý các hiệu lệnh phải được tối ưu.

Ứng dụng giúp quản lý và dự đoán lượng điện sử dụng của nhóm sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM sáng tạo - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ứng dụng giúp quản lý và dự đoán lượng điện sử dụng của nhóm sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM sáng tạo - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Nhiều robot, thiết bị công nghệ "made by" sinh viên

Ngoài robot hỗ trợ người già của nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, eProjects thu hút nhiều dự án thú vị khác như thiết bị thu hồi CO2 trong không khí từ nhóm sinh viên ĐH Phenikaa, giải pháp giảm độ ẩm bùn thải của sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), thiết bị bóc tách tế bào quang điện trong pin năng lượng mặt trời của sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng…

Nhóm sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM mang tới thiết bị ứng dụng AI giúp theo dõi và lượng điện cho một số thiết bị trong gia đình. Sinh viên Nguyễn Anh Hiếu lý giải thiết bị bao gồm một bộ cảm biến có thể lắp đặt an toàn trong hệ thống điện gia đình.

Các công cụ AI trong bộ cảm biến có thể thống kê lượng điện sử dụng và cho phép người dùng tùy biến tra cứu. Đồng thời, AI cũng có thể đưa ra những dự đoán lượng điện sẽ tiêu hao nếu tiếp tục duy trì lượng điện sử dụng để người dùng biết và cân nhắc tiết kiệm điện khi cần thiết.

"AI cũng sẽ dự đoán tuổi thọ của một số thiết bị điện nhằm sớm cảnh báo tình trạng hoạt động cho người dùng", bạn Anh Hiếu nói. Dữ liệu và các cảnh báo sẽ được trả về người dùng thông qua một nền tảng website hoặc app.

Robot bí mật theo tàu Hằng Nga 6 lên Mặt trăng

Một robot nhỏ được phát hiện gắn trên thân tàu Hằng Nga 6 của Trung Quốc khi con tàu đang hướng tới Mặt trăng. Robot này chưa từng được biết đến trước đây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Ngoài các lớp tiếng Anh, năng khiếu, chương trình hè, các chuyến du lịch... phụ huynh hoàn toàn có thể cho con một mùa hè khỏe hơn với nhiều hoạt động thể dục thể thao.

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Ngày 20-5, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương về kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

16 giáo sư quốc tế đã nhận được thư bổ nhiệm của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đều cho biết sẽ sớm bắt tay vào công việc thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học này.

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar