06/05/2024 10:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khoa học tiến bộ vượt bậc nhưng vì sao robot chưa thể nhanh như động vật?

Các nhà khoa học đã phát hiện lý do dù công nghệ phát triển vượt bậc, con người vẫn chưa tạo ra được một loại robot linh hoạt giống như động vật.

Robot hiện vẫn chưa có sự linh hoạt như động vật - Ảnh: SCITECH DAILY

Robot hiện vẫn chưa có sự linh hoạt như động vật - Ảnh: SCITECH DAILY

Nhân loại đã đạt được một số bước tiến đáng kể về robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa chế tạo được những robot có thể vượt qua những gì tốt nhất mà thiên nhiên ban tặng.

Vượt trội về mặt hệ thống của tự nhiên

Theo trang Science Alert, các nhà khoa học đã đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên sau khi xem xét và tham khảo hơn một trăm nghiên cứu trước đây, cũng như so sánh robot với động vật ở các hạng mục như sức mạnh, khung xương, khả năng dẫn động, cảm biến và điều khiển.

Không phải là những robot tiên tiến nhất của chúng ta kém xa ở bất kỳ hạng mục cụ thể nào. Vấn đề là con người vẫn chưa tìm ra cách kết hợp tất cả những yếu tố này lại với nhau như hàng triệu năm tiến hóa đã làm.

Kỹ sư cơ khí Kaushik Jayaram từ Đại học Colorado Boulder cho biết: "Ở cấp độ hệ thống, robot không tốt bằng động vật".

"Chúng ta gặp phải sự đánh đổi trong thiết kế vốn có. Nếu chúng ta cố gắng tối ưu hóa cho một thứ, như tốc độ chuyển tiếp, chúng tôi có thể mất đi thứ khác, như khả năng rẽ hướng", ông Jayaram giải thích.

Ông Jayaram ví dụ một robot lấy cảm hứng từ loài gián mà bản thân ông đã giúp phát triển vào năm 2020. Robot này di chuyển tiến và lùi rất nhanh nhưng gặp khó khăn khi đến lúc phải đổi hướng hoặc di chuyển trên bề mặt không bằng phẳng.

Những sự đánh đổi này cũng có thể có ích, khi hai quy trình tương tác theo những cách không mong đợi để giúp ích cho hệ thống. Mặc dù loại tương tác này có nhiều khả năng xuất hiện trong các hệ thống phức tạp hơn nhưng chúng rất khó dự đoán được, nếu không nói là không thể.

Robot thiếu sự linh hoạt

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngay cả những loài côn trùng nhỏ nhất cũng đánh bại hầu hết các robot trong việc cảm nhận thế giới xung quanh và điều chỉnh hành động của chúng cho phù hợp với thế giới đó. Tính linh hoạt và nhanh nhẹn là điều rất quan trọng nếu bất cứ loài vật nào muốn di chuyển vừa nhanh chóng vừa an toàn.

Tiếp theo là về sức mạnh. Trong khi động cơ và pin có thể đánh bại mô và cơ ở một số điểm nhất định thì ở động vật, sức mạnh được tích hợp hoàn toàn với thông tin cảm giác trong cùng các tiểu đơn vị tế bào.

"Động vật, theo một nghĩa nào đó, là hiện thân của nguyên tắc thiết kế tối thượng - một hệ thống hoạt động rất hiệu quả cùng nhau... Thiên nhiên thực sự là một người thầy hữu ích", ông Jayaram nói.

Một trong những động lực thúc đẩy nghiên cứu mới là nó sẽ truyền cảm hứng cho các kỹ sư tạo ra những robot linh hoạt và nhanh nhẹn hơn, đồng thời có khả năng thích ứng tốt hơn với cách di chuyển tùy theo tình huống.

Nhóm nghiên cứu gợi ý rằng chúng ta có thể tập trung vào việc cố gắng cải thiện việc xây dựng "các tiểu đơn vị chức năng", nơi các yếu tố khác nhau như sức mạnh, cảm giác và chuyển động được kết hợp giống như trong tế bào động vật.

Chiến thuật trên được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn để khám phá những tiềm năng mới. Cho tới lúc nó, dù là báo gấm hay loài gián cũng có thể vượt trội hơn công nghệ hiện đại.

Ông Jayaram chia sẻ "là một kỹ sư, điều đó thật khó chịu".

"Hơn 200 năm phát triển kỹ thuật mạnh mẽ, chúng ta đã có thể đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng, sao Hỏa và hơn thế nữa. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là chúng ta vẫn chưa có robot vận hành tốt hơn đáng kể so với các hệ thống sinh học trong môi trường tự nhiên", vị kỹ sư nói thêm.

Robot tiết lộ hình ảnh mới nhất trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Nhiều robot đã được đưa đến Fukushima trong những năm qua nhưng rất ít robot có thể trở ra, khiến nơi đây được gọi là 'nghĩa địa robot'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

30 năm LG đồng hành cùng gia đình Việt

Từ những thiết bị điện tử, gia dụng quen thuộc trong không gian sống, LG đã trở thành người bạn trong cuộc sống tiện nghi, hạnh phúc của nhiều gia đình Việt.

30 năm LG đồng hành cùng gia đình Việt

Doanh nghiệp sập bẫy đơn hàng ảo, bị giả mạo tuyển dụng

Chưa kịp vui vì được hợp tác với 'khách hàng lớn', nhiều chủ doanh nghiệp tá hỏa khi phát hiện bị rơi vào bẫy lừa, thiệt hại nặng về kinh tế.

Doanh nghiệp sập bẫy đơn hàng ảo, bị giả mạo tuyển dụng

Mất bao lâu để Google cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam?

Theo chuyên gia công nghệ, Google cần có thời gian để cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam.

Mất bao lâu để Google cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam?

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Nhân tài công nghệ số làm việc ở Việt Nam sẽ có lương cao theo mức thế giới

Ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ có chính sách đãi ngộ cạnh tranh với các nước để thu hút nhân tài.

Nhân tài công nghệ số làm việc ở Việt Nam sẽ có lương cao theo mức thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar