09/01/2025 18:57 GMT+7

Sinh viên học nghề tại Đức được miễn học phí và nhận thêm trợ cấp hằng tháng

Ông Holger Gustav Karl Korte, giám đốc điều hành Tập đoàn giáo dục Vidacta (Đức), chia sẻ Đức áp dụng hệ thống 'đào tạo nghề kép', kết hợp giữa học lý thuyết tại trường và thực hành tại doanh nghiệp.

Sinh viên Việt Nam rất muốn sang Đức du học nghề nhưng sợ… tiếng Đức - Ảnh 1.

Du học sinh học nghề tại Đức - Ảnh: DPA

Rào cản về ngôn ngữ là một trong nhiều chủ đề nóng được thảo luận tại tọa đàm về chủ đề hợp tác nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Đức, do Trường cao đẳng Bách khoa Bách Việt tổ chức chiều 9-1.

Cơ hội rộng mở

Ông Holger Gustav Karl Korte, giám đốc điều hành Tập đoàn giáo dục Vidacta (Đức), chia sẻ Đức áp dụng hệ thống "đào tạo nghề kép", kết hợp giữa học lý thuyết tại trường và thực hành tại doanh nghiệp.

Do vậy, sinh viên học nghề tại Đức thường được miễn học phí và nhận thêm trợ cấp hằng tháng trong suốt thời gian học. Chính sách này cũng được áp dụng với sinh viên quốc tế.

Ông Holger nói Đức hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề nghiêm trọng, đặc biệt trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do dân số già hóa nhanh chóng và tỉ lệ sinh thấp. Dự báo đến năm 2030, Đức có thể thiếu hơn 5 triệu lao động.

Để giải quyết vấn đề này, Đức đã mở rộng chính sách tuyển dụng lao động từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu, trong đó có Việt Nam. Nhiều dự án đang được chính phủ cấp bang và liên bang Đức triển khai, để tuyển dụng học viên từ các trường nghề Việt Nam sang Đức vừa học vừa làm có lương.

"Các ngành nghề được ưu tiên tuyển dụng bao gồm công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị nhà hàng, khách sạn và đặc biệt là điều dưỡng", ông Holger nói.

Rào cản tiếng Đức

Sinh viên Việt muốn sang Đức du học nghề nhưng sợ… tiếng Đức - Ảnh 2.

Các chuyên gia trong hội thảo chiều 9-1 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Bà Lưu Thị Ngọc Túy, chủ tịch HĐQT Công ty nhân lực quốc tế Vilaco Group, cho biết các ứng viên sang Đức theo học các chương trình đào tạo nghề kép thông thường phải đạt trình độ tiếng Đức tối thiểu B1 theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR).

Chứng chỉ B1 là một điều kiện xin hợp đồng học và thực hành nghề, hay xin visa từ Đại sứ quán Đức.

Theo bà Túy, nhiều học sinh, sinh viên rất có mong muốn du học nghề tại Đức nhưng lại ngại học tiếng Đức.

Một số bạn thậm chí chưa tìm hiểu nhiều về tiếng Đức cũng đã bị mặc định trong đầu là tiếng Đức rất khó. Một số lại bỏ cuộc nửa chừng vì không thể đáp ứng đủ điều kiện tiếng Đức.

TS Trần Mạnh Thành, hiệu trưởng Trường cao đẳng Bách khoa Bách Việt, cho rằng nhìn chung tiếng Đức là một ngôn ngữ khó về cả ngữ pháp và cách phát âm. Học sinh Việt Nam thường mất từ 6 tháng đến 1 năm để đạt được trình độ B1, nhưng phải học hết sức nghiêm túc.

"Dù vậy, bí quyết vẫn là xác định rõ mục tiêu và kiên trì. Nếu chăm chỉ và dành đủ thời gian, việc học tiếng Đức không quá khó, nhất là khi bạn đã biết tiếng Anh", ông Thành nói.

Ông Jannik Junker, hiệu trưởng Trường điều dưỡng thành phố Essen (Đức), chia sẻ thêm dù có đạt chuẩn ngôn ngữ, học sinh, sinh viên vẫn phải chuẩn bị tinh thần tiếp tục học để nâng cao ngoại ngữ khi đến Đức. 

Sinh viên nên tham gia vào các cộng đồng hoặc tổ chức dành cho sinh viên quốc tế, thực hành nghe nói ngay tại trường hoặc trong doanh nghiệp.

Ngoài ra trong khi ở Đức, ông góp ý sinh viên Việt Nam cần rèn luyện tính kỷ luật và sự chuyên nghiệp. Sinh viên cần học cách quản lý thời gian tốt và tuân thủ quy tắc trong mọi hoạt động, từ học tập đến công việc.

"Sự chủ động trong học hỏi và sẵn sàng tiếp nhận thử thách sẽ giúp các bạn ghi điểm với giảng viên và nhà tuyển dụng, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển", ông Jannik Junker nói.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học, vì sao nhân lực du lịch vẫn thiếu?

TTO - Đó là những trăn trở được ông Vũ Đức Đam bày tỏ trước các sinh viên, giảng viên theo ngành du lịch và khách sạn tại TP.HCM chiều 8-9.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ sinh viên Việt Nam xin visa du học Úc thuộc nhóm rủi ro cao

Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang chứng kiến mức độ siết chặt gắt gao trong quy trình xét duyệt hồ sơ du học từ Úc.

Hồ sơ sinh viên Việt Nam xin visa du học Úc thuộc nhóm rủi ro cao

18 trường từ New Zealand dạy STEM miễn phí cho học sinh Việt Nam

Lần đầu tiên, 18 trường từ New Zealand sẽ trực tiếp sang Việt Nam dạy miễn phí các lớp học STEM theo phong cách Kiwi cho học sinh phổ thông.

18 trường từ New Zealand dạy STEM miễn phí cho học sinh Việt Nam

Việt Nam dẫn đầu về số lượng du học sinh ngành kỹ thuật tại Hàn Quốc

Trong năm 2024, có tổng cộng 29.187 du học sinh nước ngoài theo học tại Hàn Quốc, trong đó Việt Việt Nam dẫn đầu về số lượng du học sinh ngành kỹ thuật, chiếm 25,1% tổng số du học sinh.

Việt Nam dẫn đầu về số lượng du học sinh ngành kỹ thuật tại Hàn Quốc

New Zealand lần đầu cấp học bổng đại học riêng cho học sinh Việt Nam

Chính phủ New Zealand công bố chương trình học bổng bậc đại học New Zealand Universities Awards (NZUA) dành riêng cho học sinh Việt Nam.

New Zealand lần đầu cấp học bổng đại học riêng cho học sinh Việt Nam

Nam sinh trường Ams trúng tuyển trường Ivy League với bài luận về sự không hoàn hảo

Phạm Gia Nguyên, học sinh lớp 12 lý 2, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, vừa trúng tuyển Đại học Columbia, thuộc khối Ivy League - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Mỹ.

Nam sinh trường Ams trúng tuyển trường Ivy League với bài luận về sự không hoàn hảo

Sinh viên Mỹ đổ xô đi Canada học đại học vì ông Trump cắt giảm tài trợ

Giữa bối cảnh chính quyền Mỹ cắt giảm ngân sách cho các trường đại học Mỹ và thu hồi visa sinh viên quốc tế, nhiều sinh viên Mỹ đã chuyển hướng quan tâm sang các trường đại học Canada.

Sinh viên Mỹ đổ xô đi Canada học đại học vì ông Trump cắt giảm tài trợ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar