29/09/2013 11:50 GMT+7

Sinh viên học cách… tiêu tiền

HÀ BÌNH
HÀ BÌNH

TTO - “Một bạn nam đi làm thêm trong hè tiết kiệm được 8 triệu đồng. Sau đó, bạn có người yêu và tốn nhiều cho…tình phí. Số tiền ấy cạn dần và bạn chưa biết phải làm sao…”.

Phóng to
“Nên chia sẻ với bạn gái chuyện tình phí để cả hai cùng giải quyết” – sinh viên Nguyễn Thị Thủy, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: Hà Bình

Câu chuyện thực tế ấy được sinh viên tên Luân “hỏi giùm bạn mình” trong Chương trình Quản lý tài chính – hướng nghiệp lần 2 do ĐH Quốc gia TP.HCM phối hợp cùng Ngân hàng HSBC tổ chức sáng 28-9. Chương trình có khoảng 400 sinh viên tham dự.

Xài hết mới giật mình

Luân kể tiếp: “Cả hai cùng khó khăn, để bạn gái thiếu thốn thì…áy náy. Mà bạn gái đi làm thêm đêm hôm cũng không yên tâm. Từ khi có người yêu, tài chính hụt rất nhanh. Phải tính toán làm sao cho hợp lý, để học tốt và được bên cạnh người yêu?”.

Luân vừa nói dứt, bạn Nguyễn Thị Thủy, sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật, giơ tay “gỡ rối”: “Khi hai người yêu nhau, chuyện tiền bạc rất nhạy cảm. Bạn nên chia sẻ thẳng thắn với bạn gái của mình để cùng giải quyết. Khi yêu, con gái sẽ hiểu và thông cảm cho bạn trai thôi”.

Tiếp đó, một bạn nam tên Quang đứng dậy đưa ra băn khoăn của mình với ông Huỳnh Văn Tài - giám đốc Dịch vụ khách hàng Premier, Khối Tài chính cá nhân và quản lý sản phẩm đầu tư Ngân hàng HSBC: “Theo kinh nghiệm của anh, sinh viên thường gặp những sai lầm chủ yếu nào trong chi tiêu?”.

“Nói sai lầm cũng không đúng lắm - ông Tài chia sẻ - Nhưng tôi thấy có nhiều bạn quên để dành tiền vào đầu tháng, khi gia đình gởi. Đến khi xài hết mới giật mình. Thứ hai, tôi thấy có bạn chi tiêu quá đà và tặc lưỡi: kệ, không để dành cũng không sao”.

Bà Ngô Thị Thùy Trang - đại diện Ngân hàng HSBC - cũng tiếp lời: “Thường thì sinh viên có một khoản thu nhập hàng tháng từ gia đình gởi, làm thêm. Thỉnh thoảng, có những khoản “từ trên trời rơi xuống” như trúng thưởng, tiền lì xì dịp Tết, người thân cho…Thường tâm lý sinh viên những khoản này các bạn ăn mừng, xài hết chứ chưa biết để dành để có thêm những khoản thu nhập nho nhỏ”.

Để không “vượt ngân sách”

“Nghe quản lý tài chính có vẻ vỹ mô. Có người bảo việc quản lý tài chính là của…vợ mình. Nhưng đa số các bạn nam sinh viên chưa có vợ. Còn các bạn nữ cũng chưa có chồng để quản lý cho chồng. Tiền theo ta từ nhỏ đến nay, nhưng đôi lúc ta quên mất sự hiện diện của nó” - ông Tài nói và dẫn ra những điều khiến sinh viên “vượt ngân sách” như: giá cả không ổn định, xảy ra các vấn đề không mong muốn (tai nạn, các vấn đề sức khỏe), quá nhiều hàng hóa hấp dẫn để mua, phát sinh nhu cầu để giải tỏa căng thẳng, mua sắm, giải trí, chơi game, bị mất tiền do không cẩn thận, có tư tưởng tháng này xài nhiều tháng sau sẽ ít lại và kể cả muốn thể hiện với bạn bè.

Để giúp sinh viên chi tiêu hợp lý hơn, ông Tài nhắn nhủ: “Các bạn nên tính xem mỗi tháng thu nhập của mình khoảng bao nhiêu từ gia đình gởi, làm thêm. Trong khoản ấy, mình cần xài cố định bao nhiêu, còn lại bao nhiêu. Các bạn tính toán giữ lại 10-15% trong khoản ấy dự phòng khi có trường hợp bất ngờ xảy ra. Thường thì tôi thấy, mỗi sinh viên mỗi tháng có 2 triệu đồng gia đình gởi, thêm 1,5 triệu đồng từ làm thêm. Trừ các khoản thuê nhà, đi lại, ăn uống, sách vở, giải trí, điện thoại…hết 2,7 triệu đồng. Tiết kiệm, các bạn sẽ dành được mỗi tháng từ 200.000 đồng – 300.000 đồng”.

Diễn giả này cũng kể có sinh viên dự định học vượt để ra trường sớm, nhưng “thu nhập” giảm do bố mẹ ở quê mất mùa nên kế hoạch học tập bị đảo lộn. “Do đó, tiết kiệm sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong chi tiêu. Tiết kiệm càng sớm càng tốt. Ngoài ra, khi mua cái gì phải xem cái đó mình muốn hay mình cần. Chẳng hạn như mua cái điện thoại nên hỏi tại sao lại mua nó, có nên mua hay không để tránh vượt quá ngân sách của bản thân” – ông Tài kết luận.

Đầu tư quan trọng nhất là việc học

“Mình có khoản tiền 5-6 triệu đồng, không biết đầu tư vào việc gì cho tốt. Mình không có nhu cầu phải mua sắm thêm quần áo, điện thoại gì nữa?” – một bạn nữ thắc mắc.

Cánh tay của một bạn nam giơ lên, cho rằng điều quan trọng nhất của sinh viên là đầu tư cho việc học. “Bạn có thể dùng số tiền đó học tiếng Anh, tin học hoặc các khóa học bổ sung cho ngành nghề của mình. Mình thấy đó là cách đầu tư tốt nhất cho tương lai”.

Đồng tình quan điểm này, bà Trang cho rằng đầu tư cho việc học với sinh viên là tốt nhất. Ngoài ra, với những bạn “máu me” kiếm tiền, ông Tài tư vấn: “Khi đầu tư, nên chú ý không nên bỏ trứng vào một rỗ, không đầu tư vào cái gì mình không biết…”

HÀ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

Lần đầu tiên các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của Cần Thơ được khoác những bộ trang phục lộng lẫy như nàng Lọ Lem bước ra từ trong truyện cùng hoa hậu H’Hen Niê.

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

7.000 người dân Hải Phòng đã cùng nhau chung tay xếp hình lá cờ Tổ quốc siêu to khổng lồ tại Vinhomes Imperia Hồng Bàng.

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Trung úy Phạm Khắc Giang, người được bắt tay Tổng thống Nga Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, chia sẻ đây là vinh dự của anh em toàn khối, những đồng đội ở nhà...

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Tôi đã từng gặp nhiều bạn học sinh vượt khó, hiếu học, song Nguyễn Ngọc Tường Vy, cô học trò nhỏ đất võ Bình Định để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt.

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện

Hội Thầy thuốc trẻ đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào hỗ trợ khám sàng lọc, trong chuỗi hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025.

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar