13/06/2024 11:33 GMT+7

Sinh viên đi học bằng xe công nghệ

Vài năm trở lại đây, khu vực quanh các trường đại học thêm phần nhộn nhịp với bóng dáng của các tài xế công nghệ.

Tuệ Chi chuyển sang sử dụng thêm xe công nghệ để di chuyển ra bến xe buýt vì sự tiện lợi và tiết kiệm (hình ảnh mang tính minh họa)

Tuệ Chi chuyển sang sử dụng thêm xe công nghệ để di chuyển ra bến xe buýt vì sự tiện lợi và tiết kiệm (hình ảnh mang tính minh họa)

Xe công nghệ phủ sóng quanh các trường đại học

Bên cạnh việc đi bộ hay di chuyển bằng các phương tiện công cộng như trước kia, ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn đặt xe qua các ứng dụng công nghệ như một giải pháp nhanh gọn, tiện lợi.

Đơn cử, Tuệ Chi (22 tuổi), sinh viên năm 3 tại Hà Nội, đã trở thành người dùng trung thành của ứng dụng Grab vài tháng nay. Cô bạn chia sẻ: "Trước đây, sáng nào mình cũng phải dậy sớm để cuốc bộ ra bến xe buýt vì nhà xa. 

Dạo gần đây vừa phải đi làm thêm, vừa thức đêm hoàn thành khóa luận nên thú thật mỗi sáng đi bộ với mình như cực hình. Dùng GrabBike Tiết Kiệm, mình thấy bình thường giá đã rẻ, vậy mà ứng dụng còn tự động áp thêm mã nên giá ổn áp lắm. 

Trước đây đi tầm 2km mất khoảng 16.000 đồng, chưa kể còn tăng giá vào giờ cao điểm. Nhưng bây giờ thì chỉ mất từ 13.000 - 14.000 đồng thôi. Thế là từ đấy mình đặt xe từ nhà ra trạm xe buýt luôn, đỡ mất thời gian mà vẫn cực kỳ tiết kiệm".

"Tiết kiệm thông minh"

Tiết kiệm thông qua việc di chuyển bằng xe công nghệ không phải suy nghĩ của riêng Tuệ Chi. Hiện là sinh viên năm 3 đang sống độc lập và tự lo tài chính cá nhân, Đức Minh (21 tuổi, TP.HCM) cũng nhận thấy việc sử dụng xe công nghệ là cách tiết kiệm chi phí di chuyển hiệu quả nhất. 

"Bây giờ mua một chiếc xe máy cũ cũng phải hơn chục triệu - con số không nhỏ với đứa đang phải "tự bơi" như mình. 

So với việc trả góp tiền mua xe hằng tháng, rồi lo lắng các khoản tiền xăng, bảo dưỡng, tiền gửi xe..., việc gọi xe công nghệ giúp mình tiết kiệm hơn đáng kể. Các ứng dụng đều công khai giá cước khi đặt chuyến, nhờ đó mình có thể tự ước lượng và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ hơn".

Thường phải "chạy sô" giữa các lớp học và nơi thực tập vào các khung giờ cao điểm, Tuấn Kiệt (22 tuổi, Hà Nội) đã đúc kết ra cách di chuyển tiết kiệm nhất: "Một năm trở lại đây, mình chủ yếu sử dụng dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm, tính ra tiết kiệm đến 20% so với dịch vụ thông thường. 

Đợt này còn thấy ứng dụng tự động áp thêm mã giảm đến 20% vào các khung giờ cao điểm nữa, nên giá cước lại càng rẻ. Ví dụ, bình thường mình đi làm khoảng 5km mất tầm 34.000 đồng thì giờ giá cước chỉ tầm 27.000 - 28.000 đồng thôi. Nhờ vậy, mình có thể thoải mái di chuyển hơn, đỡ phải "canh giờ" hay tính toán so sánh giá như trước đây". 

Bước vào năm cuối đại học, việc đặt xe công nghệ còn giúp các bạn trẻ như Tuấn Kiệt tối ưu hóa thời gian và sức lực, cho bạn thời gian tạm nghỉ giữa những giờ làm việc và học tập căng thẳng.

Grab là cách di chuyển tiết kiệm được nhiều bạn trẻ như Tuấn Kiệt ưa chuộng (hình ảnh mang tính minh họa)

Grab là cách di chuyển tiết kiệm được nhiều bạn trẻ như Tuấn Kiệt ưa chuộng (hình ảnh mang tính minh họa)

Với những sinh viên như Tuệ Chi, Đức Minh hay Tuấn Kiệt, gọi xe công nghệ đang mang đến một giải pháp tiết kiệm, hiện đại, thông minh, mà vẫn đảm bảo an toàn và tiện lợi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TikTok sắp tung phiên bản Mỹ

Tờ The Information ngày 6-7 đưa tin TikTok đang phát triển một phiên bản mới của ứng dụng dành cho người dùng tại Mỹ.

TikTok sắp tung phiên bản Mỹ

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành 'miếng bánh thơm' trên thị trường việc làm Trung Quốc, ra trường có việc ngay.

Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Dựa trên hành vi, thiết bị và lịch sử mua sắm, thuật toán cá nhân hóa hiện nay không chỉ quyết định thứ bạn nhìn thấy, mà còn kiểm soát cả giá thành những món hàng mà bạn mua.

Cùng một món hàng nhưng vì sao trên máy mỗi người thấy một giá?

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar