13/07/2020 07:16 GMT+7

Sinh vật có máu 'quý như vàng' đang suy giảm nhanh do thử vắcxin

MINH HẢI (Theo Independent)
MINH HẢI (Theo Independent)

TTO - Thịt sam biển không quá ngon nhưng máu của nó thì được sánh như vàng quý khi được sử dụng để kiểm tra tính vô trùng của vắcxin. Những năm gần đây, loài động vật này bị khai thác nhiều khiến số lượng loài đang suy giảm nghiêm trọng.

Sinh vật có máu quý như vàng đang suy giảm nhanh do thử vắcxin - Ảnh 1.

Máu của sam biển sẽ đông lại khi tiếp xúc độc tố nên được các nhà khoa học sử dụng để kiểm tra tính vô trùng của vắcxin - Ảnh: GETTY

Họ sam (danh pháp khoa học: Limulidae) là họ duy nhất trong bộ đuôi kiếm (Xiphosurida) còn có loài sinh tồn hiện nay. Chúng được coi như hóa thạch sống vì từng tồn tại cách ngày nay 450 triệu năm mà không có nhiều tiến hóa.

Không chỉ vậy, loài động vật có vẻ ngoài kỳ lạ này hiện đã trở nên có giá trị cao nhờ tính chất đặc biệt của máu.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong máu của sam biển phản ứng đặc biệt mạnh nếu tiếp xúc với bất kỳ nội độc tố nào. Máu của sam biển sẽ đông lại khi tiếp xúc độc tố nên được các nhà khoa học sử dụng để kiểm tra tính vô trùng của vắcxin. Nếu máu bị đông lại, điều đó có nghĩa là vắcxin không an toàn để được thử nghiệm.

Hầu hết các công ty dược phẩm lớn của thế giới hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào máu sam biển khi điều chế vắcxin. Chỉ tính riêng tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 con sam bị bắt khi chúng lên bờ đẻ trứng vào mỗi mùa xuân.

Thông thường, những con sam này bị đưa đến các phòng thí nghiệm để lấy đi khoảng 1/3 máu trong cơ thể rồi được đem thả lại biển.

Công dụng tuyệt vời cùng với thủ tục tốn thời gian này làm cho máu của sam trở nên đắt đỏ, gần 200.000 USD/lít.

Hiện nay, các công ty dược phẩm toàn thế giới đang bước vào cuộc đua điều chế vắcxin chống COVID-19 nên việc đánh bắt sam biển càng nhiều hơn.

Tiến sĩ Barbara Brummer, giám đốc bảo tồn thiên nhiên ở New Jersey (Mỹ), cho biết những con sam bị lấy máu khi đem trả lại biển vẫn còn sống, nhưng sau đó thì không ai biết việc lấy máu có ảnh hưởng gì đến chúng không.

Chưa có nghiên cứu kỹ càng nào nói được tác động của việc lấy máu đối với sức khỏe và sự tồn vong của loài sam. Tuy nhiên, số lượng của sam biển đang bị đe dọa do các tác động của con người đến môi trường sống của chúng.

Theo National Geographic, vào năm 1990 các nhà sinh học đã ước tính có 1,2 triệu con sam sinh sản ở vịnh Delaware (Mỹ) - đây là nơi sam đến đẻ trứng và là một trong những điểm đánh bắt sam chính của các công ty dược phẩm.

Đến năm 2002, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 333.500 con.

Không chỉ các công ty dược phẩm cần loài sam biển. Một số loài chim biển cũng cần ăn trứng sam trong cuộc di cư đến Bắc cực.

Bởi vậy lời kêu gọi bảo vệ loài sam của các nhà hoạt động môi trường càng trở nên cấp bách.

Chuyện gì xảy ra nếu không tìm ra vắcxin COVID-19?

TTO - Thế giới có lẽ cần chuẩn bị cho khả năng chưa có vắcxin phòng COVID-19 trong năm nay, tức đại dịch vẫn còn kéo dài. Tuy nhiên, hi vọng le lói là khoa học sẽ sớm tìm ra một loại thuốc đặc trị.

MINH HẢI (Theo Independent)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar