27/08/2013 08:24 GMT+7

Sinh nhật 10 tuổi kính viễn vọng không gian Spitzer

TRÙNG DƯƠNG (Theo Space)
TRÙNG DƯƠNG (Theo Space)

TTO - Mừng sinh nhật lần thứ 10 của kính viễn vọng không gian Spitzer, NASA giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh tuyệt đẹp, đầy màu sắc, độc nhất từ trước đến nay được chụp bởi kính viễn vọng Spitzer.

Phóng to
Đám mây Magellan khổng lồ, cách Trái đất khoảng 163.000 năm ánh sáng. Những dải băng lửa trong ảnh là những gợn sóng khổng lồ của bụi kéo dài nhiều năm ánh sáng, bao quanh trung tâm của một ngôi sao đang hình thành - Ảnh: Space
Phóng to
Messier 81, thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp nằm trên bầu trời phía bắc, trong Ursa Major - Ảnh: Space
Phóng to
Mặt phẳng của thiên hà Milky Way nhiều màu sắc, cụm sao trung tâm trông như quả cầu lửa nhiều hạt, kéo dài khoảng 2.400 năm ánh sang - Ảnh: Space
Phóng to
Lấp lánh như đá quý của vũ trụ, quần tinh cầu này được gọi là Omega Centauri, dao động trong vùng trời phía nam cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng. Quần tinh cầu là một trong những đối tượng lâu đời nhất trong vũ trụ và chứa hàng triệu ngôi sao - Ảnh: Space
Phóng to
Hình ảnh khu vực của những ngôi sao trẻ, nóng trong tinh vân Orion, cách Trái đất khoảng 1.450 năm ánh sáng. Hình ảnh này chụp được trong giai đoạn “Nhiệm vụ làm ấm Spitzer của NASA” - Ảnh: Space
Phóng to
Tinh vân Helix, cách khoảng 700 năm ánh sáng thuộc chòm sao Bảo Bình. Ngôi sao lùn trắng trong trung tâm bức ảnh là tàn dư của một ngôi sao giống như mặt trời. Ánh sáng màu đỏ tươi xung quanh nó là bụi đá - Ảnh: Space

Vào ngày 25-8-2003, NASA tiến hành phóng kính viễn vọng Spizter vào quỹ đạo tại sân bay Cape Canaveral, Florida, Mỹ. Quỹ đạo bay của Spitzer khác thường so với các kính thiên văn không gian khác, đó là quay theo quỹ đạo nhật tâm chứ không phải địa tâm. Kính viễn vọng Spitzer được kỳ vọng thực hiện nhiệm vụ trong vòng 5 năm hoặc nhiều hơn, cho đến khi lượng khí heli trên kính sử dụng hết.

Vào tháng 5-2009, lượng khí heli lỏng để làm mát kính viễn vọng đã cạn kiệt hoàn toàn, hầu hết bộ phận của Spitzer không thể hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn hai môđun camera tia hồng ngoại vẫn có thể hoạt động và trở thành một phần trong Nhiệm vụ làm ấm Spitzer của NASA.

Kính viễn vọng không gian Spitzer được đặt theo tên của một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là Lyman Spitzer. Ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về kính viễn vọng không gian và mô tả những lợi thế của việc quan sát những ngoại hành tinh.

Spitzer “nhìn” chằm chằm vào bầu trời trong bước sóng hồng ngoại, tiết lộ các cõi lạnh, xa xôi và bụi của vũ trụ. Trong suốt thời gian vừa qua, Spizter đã gặt hái nhiều thành công nhất định như: Spizter là kính viễn vọng đầu tiên trên thế giới thu được ánh sáng từ những ngoại hành tinh, phát hiện “chiếc nhẫn” lớn nhất xung quanh sao Thổ.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Space)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: NASA hình ảnh Spizter

Tin cùng chuyên mục

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar