14/07/2020 12:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Singapore sản xuất que xét nghiệm COVID-19 bằng công nghệ in 3D và ép phun

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia Singapore (NUS) phát triển một phương pháp mới để sản xuất que tăm bông lấy dịch tiết mũi họng và chuẩn bị sản xuất 40 triệu sản phẩm trong vài tháng tới.

Singapore sản xuất que xét nghiệm COVID-19 bằng công nghệ in 3D và ép phun - Ảnh 1.

Ba thiết kế que tăm bông lấy dịch mũi họng của ĐH Quốc gia Singapore - Ảnh: NUS

Trước đó, Singapore phụ thuộc nguồn hàng từ Mỹ, Ý và một số quốc gia khác ở châu Âu. Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19 ở Singapore diễn tiến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới, nhu cầu xét nghiệm ở nước này cũng tăng vọt.

Hai nhóm nghiên cứu của NUS kết hợp với tổ chức phi lợi nhuận Temasek Foundation phát triển 3 thiết kế que tăm bông lấy dịch mũi họng khác nhau, có thể sản xuất bằng công nghệ 3D và công nghệ ép phun (injection moulding), theo báo Straits Times.

Ông Freddy Boey, phó chủ tịch sáng kiến và doanh nghiệp của NUS, ngày 13-7 cho biết ông tin rằng Singapore là quốc gia đầu tiên tại châu Á sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất que tăm bông và là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ ép phun trong quy trình sản xuất que xét nghiệm này.

Que tăm bông lấy dịch mũi họng là những que nhỏ, linh hoạt được đưa qua mũi vào khoang mũi để lấy mẫu dịch. Que có thiết kế đặc biệt để thu giữ dịch tiết dùng làm xét nghiệm.

Một trong 3 thiết kế que tăm bông trên có tên là Python, có cấu trúc xoắn kép ở đầu que, giúp dễ dàng lấy dịch tiết nhưng lại ít khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

NUS cho biết các thử nghiệm bằng que Python trên các bệnh nhân mắc COVID-19 cho kết quả không có sự khác biệt đáng kể so với tăm bông tiêu chuẩn đang được Singapore dùng trong xét nghiệm virus corona hiện nay.

Giáo sư Boey cho biết 2 thiết kế còn lại gọi là IM2 và IM3, sản xuất bằng công nghệ ép phun. Dù vậy, tiến trình sản xuất bằng công nghệ in 3D sẽ nhanh hơn công nghệ ép phun, cho phép sản xuất hàng trăm que xét nghiệm trong vòng vài phút. Trong khi dùng công nghệ ép phun sẽ cho giá thành rẻ hơn.

Ông Boey cho biết nhóm của ông đang hợp tác với 4 công ty lớn để sản xuất hàng loạt và khử trùng các que tăm bông này. Dự kiến, trong vài tháng tới Singapore sẽ sản xuất ra khoảng 40 triệu que tăm bông phục vụ cho công tác xét nghiệm COVID-19.

Nghiên cứu của Mỹ: vắcxin ngừa lao có thể giảm tỉ lệ tử vong vì COVID-19

TTO - Vắcxin lao Bacille Calmette-Guerin (BCG) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ tử vong của COVID-19 tại các quốc gia tiêm phòng rộng rãi loại vắcxin này, theo một nghiên cứu sơ bộ của Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar