22/07/2017 14:21 GMT+7

Singapore: Phạt nặng người dân để lăng quăng nảy nở

LÊ NAM (Từ Singapore)
LÊ NAM (Từ Singapore)

TTO - Thời tiết Singapore mấy tuần nay dường như đang nóng dần lên, theo Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore (NEA), khoảng thời gian này thích hợp cho việc sinh sôi, nảy nở của muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết.

Phun thuốc diệt muỗi trong khu dân cư ở Telok Blangah - Ảnh: Lê Nam

Năm ngoái NEA thông báo chỉ có khoảng 13.000 ca sốt xuất huyết trong tổng số hơn 5,5 triệu dân quốc đảo này dù trước đó họ dự báo sẽ có khoảng 30.000 ca.

Năm nay NEA quyết kiểm soát chặt hơn tình trạng muỗi sinh sôi và phát triển trong khu dân cư, dọn dẹp phát quang bụi rậm, phun thuốc, thả dầu, hóa chất xuống cống…

NEA cho biết họ đã thử nghiệm việc thả muỗi đực mang vi khuẩn Wolbachi vào các khu có lịch sử tiềm ẩn dịch sốt xuất huyết và ghi nhận sau khi thả muỗi đực mang vi khuẩn này ở khu đông Tampanies, chỉ có một nửa số trứng do muỗi cái sinh ra không thể nở thành lăng quăng.

Một mặt NEA đẩy mạnh việc khuyến khích người dân kiểm soát và hạn chế khả năng sinh sôi của muỗi, mặt khác họ cho người đi kiểm tra và phạt nặng những ai tạo điều kiện để muỗi sinh sôi trong cộng đồng.

Tôi ở khu chung cư gần công viên Hilllock vẫn thường xuyên nhìn thấy nhân viên NEA tay cầm que dài có một đầu buộc vải để thả hóa chất, dầu xuống cống triệt đường sinh sôi của muỗi.

Vườn sau nhà, dù tôi đã cẩn thận úp các chậu cây xuống nhưng các vành chậu vẫn đọng một lượng nước nhỏ ở đó, nhân viên NEA trước khi bước vào nhà kiểm tra các vị trí khả nghi khác buộc tôi phải đổ sạch nước còn nằm trong các vành chậu này và nhắc nếu để lặp lại sẽ phạt.

Họ đi thẳng vào nhà đến hai vị trí dễ đọng nước: phần khay hứng nước ở kệ rửa chén bát gần bồn rửa và nhà vệ sinh.

Gia đình người hàng xóm chỗ tôi đã bị phạt 200 SGD (tương đương hơn 3,2 triệu đồng) vì không để ý cái khay nhỏ hứng nước từ chén bát sau khi rửa xong chảy xuống. Sau một thời gian không để ý, nước đủ để muỗi đẻ trứng, nở thành lăng quăng.

Lần kiểm tra gần nhất nhân viên NEA đi thẳng đến đó, thò ngón tay vào trong, sau đó kéo cái khay ra và bật đèn pin nhìn vào. Ông này phát hiện có lăng quăng bên trong cái khay nhỏ đó liền lập biên bản và kê hóa đơn phạt gia đình hàng xóm.

Việc thử nghiệm thành công vi khuẩn Wolbachi trên muỗi đực là quan trọng nhưng cơ quan quản lý nhà nước về y tế, môi trường vẫn nhắc nhở cộng đồng không chủ quan.

Bộ trưởng Môi trường và nguồn nước Masagos Zulkifli trong chiến dịch làm sạch rong rêu ở Tampanies đã nhắc nhở người dân đừng vội hài lòng về việc thử nghiệm vi khuẩn Wolbachi trên muỗi đực vì cần phải mất thêm một thời gian dài.

Hãy bảo vệ môi trường sạch sẽ không tạo cơ hội cho muỗi sinh sôi phát triển là bảo vệ chính mình, người thân yêu và cộng đồng.

LÊ NAM (Từ Singapore)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar