15/07/2023 07:32 GMT+7

Singapore bắt bộ trưởng, tỉ phú để điều tra tham nhũng

Trong bê bối tham nhũng cấp cao hiếm thấy ở Singapore, cơ quan chống tham nhũng nước này đã bắt Bộ trưởng vận tải S. Iswaran và tỉ phú Ong Beng Seng, người Malaysia.

Tỉ phú Ong Beng Seng rời văn phòng cơ quan điều tra Singapore ngày 12-7 - Ảnh: REUTERS

Tỉ phú Ong Beng Seng rời văn phòng cơ quan điều tra Singapore ngày 12-7 - Ảnh: REUTERS

Ngày 14-7, Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) Singapore xác nhận Bộ trưởng S. Iswaran và tỉ phú Ong Beng Seng bị bắt ngày 11-7 và đã được bảo lãnh tại ngoại.

Ông Iswaran đã bị tịch thu hộ chiếu, cấm tiếp cận các nguồn lực chính phủ và văn phòng công. Tuy nhiên CPIB đã cho phép ông Ong rời Singapore vào ngày 14-7.

"CPIB đã đánh giá và đồng ý với yêu cầu đi du lịch nước ngoài của ông Ong. Số tiền bảo lãnh tại ngoại của ông Ong cũng được tăng lên 100.000 đô la Singapore (khoảng 75.000 USD). Khi trở về, ông Ong phải báo cáo với CPIB và giao nộp hộ chiếu", cơ quan này cho biết. Tỉ phú Malaysia là thường trú nhân tại Singapore.

Phó thủ tướng Lawrence Wong đã kêu gọi dư luận không đồn đoán về cuộc điều tra. Tuy nhiên, theo báo South China Morning Post, vụ việc làm dấy lên những bàn tán về mối quan hệ giữa tỉ phú này và ông Iswaran, cũng như việc họ bắt tay trong thỏa thuận đưa đường đua Công thức 1 về Singapore vào giữa những năm 2000. 

Trong thông báo về vụ việc, công ty của ông Ong cho biết ông đang hợp tác với cơ quan điều tra Singapore để cung cấp thông tin về mối quan hệ với Bộ trưởng Iswaran và hiện chưa có cáo buộc nào được đưa ra.

Đối với ông Iswaran, Thủ tướng Lý Hiển Long trong tuần này đã yêu cầu ông nghỉ làm trong khi chờ kết quả điều tra.

Tỉ phú Ong được mệnh danh là doanh nhân tắc kè hoa, sở hữu 38 khách sạn và khu nghỉ dưỡng hoạt động với các thương hiệu COMO, Four Seasons, Hard Rock Hotels và Concorde. Tài sản của ông và vợ ước tính vào khoảng 1,75 tỉ USD vào năm 2022, theo Forbes.

Ông Ong, một trong những người giàu nhất đảo quốc sư tử, cũng là người đưa đường đua Công thức 1 về Singapore với sự hỗ trợ rất lớn của ông Iswaran, khi đó là quan chức Bộ Thương mại.

Đây là vụ bê bối hiếm thấy ở Singapore khi nước này thường tự hào có một chính phủ sạch tham nhũng. Để các quan chức không nhận quà hay hối lộ, Singapore trả lương cho họ rất hậu hĩnh, với một số bộ trưởng có lương hơn 758.000 USD/năm.

Singapore quyết “sạch bóng tham nhũng”

TTO - Nhiều thập niên trôi qua, các thế hệ lãnh đạo của đảo quốc nhỏ bé Singapore liên tục nhắc nhở những người kế thừa: vận mệnh dân tộc nằm ở khả năng giữ cho chính phủ “sạch bóng tham nhũng”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar