06/05/2022 16:21 GMT+7

Siêu tên lửa SLS của NASA 'thua xa' tên lửa của SpaceX?

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Phương tiện phóng Starship có thể tái sử dụng của SpaceX được coi là bước tiến lớn của công nghệ tên lửa. Điều này khiến dư luận Mỹ rộ lên những bàn tán: siêu tên lửa SLS của NASA thua xa tên lửa của SpaceX. Sự thật ra sao?

Siêu tên lửa SLS của NASA thua xa tên lửa của SpaceX? - Ảnh 1.

Siêu tên lửa SLS của NASA và tên lửa Starship của SpaceX - Ảnh: INTERESTING ENGINEERING

Dư luận so sánh giữa hai tên lửa phóng của SpaceX và NASA nhiều đến mức các báo cáo gần đây cho thấy các quan chức NASA đang phải ra sức "phân trần". Trang tin kỹ thuật - công nghệ Interesting Engineering đã phân tích sự kiện này.

Tên lửa nào mạnh hơn và tiết kiệm chi phí hơn?

Sự khác biệt chính giữa siêu tên lửa SLS của NASA và tên lửa của SpaceX có lẽ thể hiện rõ nhất qua các kế hoạch của chính NASA cho các sứ mệnh Artemis trên Mặt trăng sắp tới của họ.

Sứ mệnh Artemis I và II sẽ bay quanh Mặt trăng bằng siêu tên lửa SLS. Trong khi cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của Artemis III sẽ được thực hiện bằng tên lửa Starship (có thể tái sử dụng) để giúp các phi hành gia nghiên cứu và sau đó đưa họ trở lại Trái đất.

Với chiều cao chỉ dưới 100m, SLS là một tên lửa phóng khổng lồ, mặc dù nhỏ hơn so với Starship đầy đủ của SpaceX, vốn được gắn thêm một bộ tăng cường, có kích thước 120m. Starship là một tên lửa phóng siêu nặng có thể tái sử dụng hoàn toàn và đang được Công ty hàng không vũ trụ SpaceX phát triển và sản xuất.

SLS tạo ra lực đẩy 9,5 triệu lbs (4.310 tấn) và mang tải trọng 190.000 lbs (86 tấn) lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp (LEO).

Starship tạo ra lực đẩy 17 triệu lbs (7.710 tấn), đồng thời có thể phóng 300.000 lbs (150 tấn) và tái sử dụng được.

Tên lửa nào lên quỹ đạo đầu tiên?

Cả SLS và Starship dường như đang trên đà đạt đến quỹ đạo, mặc dù cả hai dự án gần đây đều gặp phải những thất bại.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi giám đốc điều hành SpaceX, tỉ phú Elon Musk, nói Starship có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên trên quỹ đạo ngay trong tháng 5 này, Cục Quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã thông báo sẽ trì hoãn việc đánh giá về tác động môi trường của Starship đến ngày 31-5.

Đây là lần mới nhất trong chuỗi nhiều lần trì hoãn của FAA đối với Starship. Điều này là cần thiết để FAA có đánh giá đầy đủ về Starship trước khi có thể phóng lên quỹ đạo.

Quá trình phóng SLS của NASA cũng gặp phải một loạt sự chậm trễ. Gần đây SLS đã được đưa lên bệ phóng, và sau đó lại phải quay trở lại "nơi sản xuất" để phân tích sau một số vấn đề trục trặc.

SLS chỉ có thể phóng lên quỹ đạo sau khi diễn tập thành công việc tiếp nhiên liệu. Ba nỗ lực để tiến hành cuộc diễn tập này cho đến nay đã thất bại và bản cập nhật mới nhất cho thấy SLS sẽ ra mắt không sớm hơn tháng 8-2022.

Tuy nhiên, vì SpaceX đang chờ đánh giá về môi trường của FAA nên sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy SLS lên quỹ đạo trước, bất chấp chuỗi thất bại gần đây.

Những vấn đề lớn nhất với SLS là gì?

SLS của NASA là tên lửa mạnh nhất mang tính biểu tượng của cơ quan không gian này.

Mặc dù SLS có chiều cao thấp hơn một chút (100m) so với tên lửa Saturn V (111m) đã thực hiện sứ mệnh Apollo 11, nó vẫn có thể mang trọng tải hơn 7,5 triệu lbs (3.400 tấn) giống như của Saturn V. Vậy tại sao dự án này lại bị chỉ trích nhiều trong những tháng và năm gần đây?

Phần lớn là do chi phí lớn của SLS, cũng như chuỗi thất bại được công bố rộng rãi gần đây.

Được thiết kế với sự hợp tác của Boeing, SLS cho đến nay đã tiêu tốn gần gấp 3 lần chi phí phát triển dự kiến ​​10 tỉ USD, khi nó được công bố lần đầu tiên vào năm 2011.

Ngược lại, NASA đã cấp cho SpaceX ít nhất 3 tỉ USD cho việc phóng Starship. Mặc dù để có thể phát triển tên lửa tái sử dụng, SpaceX cũng đã phải dựa vào lợi nhuận từ các vụ phóng vệ tinh và dịch vụ Internet Starlink.

Hơn nữa, NASA ước tính rằng một vụ phóng SLS sẽ tiêu tốn khoảng 2 tỉ USD, trong khi tỉ phú Musk tuyên bố - trong bài thuyết trình về Starship mới nhất - một sứ mệnh Starship có thể tiêu tốn tương đối thấp, khoảng 1 triệu USD.

Điều đó phần lớn nhờ vào lợi ích to lớn của khả năng tái sử dụng tên lửa, giúp giảm chi phí phóng.

Tuy nhiên, bất chấp những chỉ trích, các quan chức NASA tuyên bố chương trình SLS vẫn được tiến hành như kế hoạch.

NASA trả siêu tên lửa Mặt trăng 'về nơi sản xuất' sau 3 thử nghiệm thất bại

TTO - Sau ba lần cố gắng thử nghiệm tiếp nhiên liệu vào siêu tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) - còn gọi là tên lửa siêu Mặt trăng - NASA đã quyết định kéo siêu tên lửa này quay trở lại nơi lắp ráp.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar