30/04/2018 15:30 GMT+7

Siêu dự án tàu sân bay bằng băng của Anh đã chết yểu như thế nào?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Siêu tàu sân bay bằng băng nặng 2 triệu tấn, dài hơn 600m được tin là có thể sống sót và không bao giờ chìm trước các đòn tấn công ngư lôi của tàu ngầm phát xít Đức giờ đã nằm dưới đáy hồ Patricia, Canada.

Siêu dự án tàu sân bay bằng băng của Anh đã chết yểu như thế nào? - Ảnh 1.

Đồ họa tàu sân bay bằng băng của CNN - Ảnh: CNN

Đối mặt với chiến lược phong tỏa đường biển bằng tàu ngầm của phát xít Đức trong Thế chiến thứ II, đảo quốc Anh đã đi tới một ý tưởng lạ lùng: chế tạo một tàu sân bay từ băng, thứ vật liệu có thể dễ tái tạo và không bao giờ chìm.

Nghe có vẻ nực cười nhưng dự án này đã nhận được sự ủng hộ và phê chuẩn tiến hành của Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill. Tháng 1-1943, một nguyên mẫu thí nghiệm đã được bí mật chế tạo và thử nghiệm tại hồ Patricia (Canada) trong 4 tháng.

Một phần của nguyên mẫu siêu tàu sân bay đã chìm xuống đáy và vẫn còn ở đó. Băng hòa vào nước nhưng ít nhất Habbakuk, tên của dự án, vẫn còn sống trên mặt giấy tờ.

Vật liệu chiến lược

Trong một phòng làm việc của Bộ Chiến tranh Anh năm 1942, Geoffrey Pyke, một nhà khoa học bị nhận xét là lập dị, đang ngồi vò đầu bứt tai suy nghĩ làm thế nào để lực lượng Đồng Minh, bao gồm các tàu chiến và tàu hàng của Anh an toàn ở "thung lũng U-boat". Đó là một khu vực của Đại Tây Dương, nơi các máy bay của quân Đồng Minh không thể bay tới nhưng là thiên đường ngày đêm của tàu ngầm U-boat của phát xít Đức.

Siêu dự án tàu sân bay bằng băng của Anh đã chết yểu như thế nào? - Ảnh 2.

Tàu ngầm Đồng Minh truy đuổi tàu ngầm của phát xít Đức (trái) trên Đại Tây Dương - Ảnh: AFP

Đặt trong bối cảnh nguồn cung sắt thép cho chế tạo tàu chiến ngày càng thu hẹp, Pyke đi tới một suy nghĩ điên rồ: Tại sao không xẻ những khối băng khổng lồ ở Bắc cực, đưa nó xuôi về nam và biến nó thành tàu sân bay?

"Pyke là một trong những nhà khoa học Anh còn sót lại từ thời Nữ hoàng Victoria, một người mà ngày nay chúng ta sẽ nhìn bằng nửa con mắt vì ông ta không có nhiều bằng cấp. Thực tế, độ uy tín của ông ấy rất cao vào thời điểm đó", Tiến sĩ Susan Langley, người nghiên cứu dự án Habbakuk, nói với đài CNN qua điện thoại.

Báo cáo của Hiệp hội phá băng quốc tế, được thành lập sau thảm họa Titanic năm 1912, vào những năm đầu 1940 kết luận rất khó để phá vỡ các khối băng bằng ngư lôi hay bom cháy. Điều đó càng cổ vũ thêm ý tưởng kỳ lạ của ông Pyke, giúp nó chiếm được niềm tin của Thủ tướng Anh Churchill.

Ngày 4-12-1942, Thủ tướng Churchill đặt bút ký vào sấp tài liệu đóng dấu "Tuyệt mật", yêu cầu chế tạo nguyên mẫu. Dự án được đặt cho cái tên Habbakuk, thực tế là một cách đọc trại đi từ tên của nhà tiên tri Habakkuk trong kinh Cựu ước.

Siêu dự án tàu sân bay bằng băng của Anh đã chết yểu như thế nào? - Ảnh 3.

Bản vẽ mô phỏng các khoang bên trong tàu sân bay bằng băng - Ảnh: AFP

Bột gỗ + nước biển = tàu sân bay không thể chìm

Các con số trên giấy tờ cho thấy HMS Habbakuk sẽ là tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử loài người nếu thành công. Dài 600m, rộng 60m và nặng hơn 2 triệu tấn, với toàn thân làm bằng băng đủ sức chứa hơn 300 máy bay chiến đấu.

Vấn đề lớn nhất khi đó là lấy đâu ra một khối lượng băng khổng lồ để chế tạo nguyên mẫu HMS Habbakuk. Người Anh quyết định nhờ tới Canada, nơi gần Bắc cực hơn Anh. Hồ Patricia của Canada được chọn làm nơi thử nghiệm vì có sẵn các lực lượng du kích chống phát xít gần đó.

"Họ không bao giờ được cho biết họ đang làm cái gì. Họ gọi đó là Thuyền của Noah, biết đó là một thứ vũ khí nhưng chính xác là cái gì thì bó tay", TS Langley cho biết.

Đầu năm 1943, nguyên mẫu thử nghiệm dài 20m được chế tạo từ băng có sẵn trong hồ Patricia, bột gỗ, nhựa đường và hệ thống làm lạnh công suất 1 HP. Một mái che lớn được dựng lên, phủ khắp bề mặt khiến nó trông giống như một nhà thuyền.

Loại vật liệu mới được nhà khoa học Pyke nghĩ ra được đặt theo tên của chính ông: pykrete. Bằng cách sử dụng bột gỗ trộn vào băng, Pyke và các cộng sự khám phá ra rằng điều này sẽ giúp hợp chất băng mới tan chảy lâu hơn so với loại băng tinh khiết bình thường.

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi cần một khối lượng thép không nhỏ để gia cố con tàu và đảm bảo bề mặt boong tàu không hư hại khi máy bay đáp xuống.

Siêu dự án tàu sân bay bằng băng của Anh đã chết yểu như thế nào? - Ảnh 4.

Tranh vẽ tàu sân bay bằng băng Habbakuk trên một tạp chí năm 1946 - Ảnh: AFP

Lỗi thời

Nhà khoa học Pyke bị chính quyền Anh sa thải để đảm bảo sự tham gia của người Mỹ trong năm 1943. Có 3 phương án được đưa ra sau đó, bao gồm siêu tàu sân bay dài 1.200m và rộng 180m.

Tất cả đều bị loại trừ, dự án Habbakuk bị đình chỉ vào tháng 12-1943. Theo TS Langley, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới cái chết yểu của siêu dự án này.

Thứ nhất, Iceland đã trở thành tiền đồn của phe Đồng Minh, nơi có thể xây dựng các căn cứ không quân kiên cố làm bàn đạp tấn công tàu ngầm phát xít Đức trên Đại Tây Dương.

Thứ hai, các máy bay chiến đấu thế hệ mới, với tầm hoạt động xa hơn, có thể vươn tới "Thung lũng U-boat" đã được trình làng.

Và cuối cùng, việc phát triển một loại radar mới đã giúp việc theo dõi tàu ngầm U-boat của Đức trở nên chính xác hơn.

Lợi thế cuộc chiến đã bắt đầu nghiêng về phe Đồng Minh. Năm 1945 cuộc chiến chống phát xít kết thúc tại châu Âu mà không có sự góp mặt của bất kỳ tàu sân bay bằng băng nào.

39 năm sau đó những mảnh vỡ của nguyên mẫu thí nghiệm năm xưa được tìm thấy ở hồ Patricia, cách mặt nước gần 20m.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar