16/07/2016 09:27 GMT+7

"Siêu bộ” quản lý các doanh nghiệp nhà nước ra sao?

C.V.KÌNH - TRUNG HÀ
C.V.KÌNH - TRUNG HÀ

TTO - Sau thời gian dài “thai nghén”, Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố dự thảo nghị định thành lập ủy ban chuyên quản lý các doanh nghiệp nhà nước, thay vì để tại các bộ ngành, địa phương như hiện nay.

Hàng loạt tập đoàn lớn, trong đó có Petrolimex, tới đây sẽ được quản lý bởi một “siêu bộ” - Ảnh: N.KHÁNH

Dự kiến “siêu bộ” này sẽ quản lý tới 30 tập đoàn, tổng công ty lớn nhất nước, như tập đoàn dầu khí, điện lực, dệt may, xăng dầu, bưu chính viễn thông, cao su...

Thay đổi để tăng hiệu quả

Dự thảo tờ trình của Bộ KH-ĐT nêu rõ: các bộ ngành hiện đang thực hiện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp (DN), nhưng lại không phải là người chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả đầu tư, kinh doanh của DN.

Do đó, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư, cơ quan và cá nhân được phân công thực hiện quyền chủ sở hữu tại DN rất thấp.

“Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại DN thời gian qua”, tờ trình nêu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Đức Trung - trưởng ban nghiên cứu phát triển DN, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM - đơn vị được giao trực tiếp soạn thảo nghị định) - cũng cho biết việc sử dụng bộ máy hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập.

“Kinh nghiệm cho thấy công cụ quản lý hành chính không phù hợp với việc quản lý đầu tư, kinh doanh”, ông Trung nói.

Cũng theo ông Trung, ủy ban này sẽ giúp tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý việc sản xuất kinh doanh, giúp tăng tính khách quan trong việc hoạch định chính sách của các bộ ngành, với mục đích là gia tăng hiệu quả sử dụng, đầu tư vốn nhà nước ở các DN nhà nước.

Ủy ban này sẽ là cơ quan trực thuộc trực tiếp Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ để quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các DN.

Dự thảo nghị định của Bộ KH-ĐT cũng nêu hàng loạt quyền hạn, chức năng của ủy ban này như được quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của lãnh đạo các DN; được quản lý toàn bộ danh mục tài sản, vốn đầu tư của Nhà nước tại các DN...

Đặc biệt, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng sẽ trực thuộc ủy ban này, với nhiệm vụ chủ yếu là đầu tư tài chính.

Có đủ năng lực quản lý các “ông lớn”?

Theo kế hoạch, Bộ KH-ĐT sẽ đưa dự thảo ra lấy ý kiến người dân, các DN, tập đoàn kinh tế cũng như các bộ ngành trong 30 ngày và dự kiến sẽ trình Chính phủ để xem xét thông qua ngay trong quý 3-2016.

Ông Phạm Đức Trung cho biết bước đầu ủy ban này được giao quản lý 30 tập đoàn và tổng công ty, nhưng đây đều là những DN, chiếm tới khoảng 80% vốn nhà nước tại các DN nhà nước, tương đương khoảng 1 triệu tỉ đồng.

Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ KH-ĐT cho rằng “hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu”. Việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước hiện chia tách, phân tán làm cho Nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu, chưa thực hiện đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực... Và theo ông Trung, nếu ủy ban này được thành lập, chắc chắn trách nhiệm trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN nhà nước sẽ rõ hơn.

Trả lời câu hỏi liệu “siêu bộ” này có đủ năng lực quản lý các “ông lớn” trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, ông Trung cho biết ban soạn thảo nghị định đã thảo luận và tính toán kỹ. Theo đó, sẽ có các cơ chế, chính sách về tiền lương để thu hút được đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi về quản lý DN về ủy ban. Ngoài ra, các cán bộ từ chính các bộ ngành đang quản lý DN cũng sẽ được xem xét đưa về ủy ban.

Liệu các bộ ngành có phản đối do bị đụng đến “nồi cơm”? Ông Trung cho rằng nghị định được soạn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và nghị quyết Đại hội Đảng về chủ trương “sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại các DN. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DN nhà nước”. “Vì lợi ích chung, sẽ có sự đồng thuận” - ông Trung nói.

Theo dự thảo nghị định, thay vì chủ quản các DN, các bộ ngành sẽ chuyển sang giám sát, thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với các DN nhà nước và sẽ chỉ quản lý các DN cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích.

C.V.KÌNH - TRUNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Dù chịu áp lực lớn liên tục từ Tổng thống Donald Trump, rất khó để Apple lắp ráp iPhone tại Mỹ với mức chi phí cao gần như gấp 10.

Sản xuất iPhone tại Mỹ, bài toán khó của Apple

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Một số tin tức đáng chú ý: Hơn 14,7 triệu người tham gia góp ý sửa Hiến pháp 2013 qua VNeID; Lộ diện thêm quỹ ngoại nắm hàng chục triệu cổ phiếu ACB; Phạt một công ty chứng khoán vì không giữ tài liệu liên quan trái phiếu Hưng Thịnh...

Tin tức sáng 25-5: Số người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao, nhất là nhóm 25-34 tuổi

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội vươn xa, nhưng nếu mở rộng vùng trồng thiếu kiểm soát đồng bộ về năng lực sản xuất và chất lượng sẽ là rủi ro lớn cho thương hiệu quốc gia đang dần được gây dựng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Ông Trần Lưu Quang - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương - nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác '3 nhà' (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​

Lực lượng chức năng tỉnh Long An phát hiện hơn 11.800 lon sữa bột nhiều nhãn hiệu như Z1000 Gold+, Sanaki Grow IQ Plus (Sun), Gold 1+... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar