27/06/2024 08:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sĩ tử vùng cao muốn học sư phạm để giúp mình, giúp người

Sư phạm, sư phạm... Đó là câu trả lời của rất nhiều học sinh tại các ngôi trường vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai khi được hỏi sẽ đăng ký nguyện vọng vào trường nào, ngành nào.

Chị em sinh ba Vàng Kim Ngọc, Vàng Kim Huệ, Vàng Kim Hà và ước mơ trở thành giáo viên - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Chị em sinh ba Vàng Kim Ngọc, Vàng Kim Huệ, Vàng Kim Hà và ước mơ trở thành giáo viên - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Năm nay, Trường THPT số 2 Si Ma Cai (Lào Cai) có 121 học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó 100% học sinh thi tổ hợp khoa học xã hội, chủ yếu khối C. Theo lãnh đạo nhà trường, phần lớn các em đăng ký thi sư phạm, ngoài ra một số em lựa chọn sau tốt nghiệp THPT sẽ học nghề, số ít lựa chọn học công an, quân đội.

Tương tự, ghi nhận tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, nhiều học sinh cho biết sẽ dự kiến xét tuyển vào ngành sư phạm, có lớp số nguyện vọng dự kiến hơn 50%.

Học để thay đổi cuộc đời

Những ngày tăng tốc ôn thi tốt nghiệp THPT, mỗi khi cảm thấy áp lực, nản chí, cô gái dân tộc Nùng - Nùng Thị Nhung lại nhớ đến những lời bố dặn lúc trước: "Cố mà học, còn học được thì phải học, nếu mà bỏ học sau này vất vả thì đừng hối hận".

Câu nói đó của bố đã thôi thúc ý chí quyết tâm của Nhung phải học để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của cái nghèo.

Nhung sinh ra ở thôn Na Pá, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai, Lào Cai, là học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Si Ma Cai. Do hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nhà cách trường hơn 10km nên Nhung được ở nội trú trong trường.

Vào năm Nhung đang học lớp 9 thì bố bất ngờ qua đời vì căn bệnh viêm phổi.

"Bố mất là cú sốc lớn với cả gia đình em. Không còn bố, bao lo toan chuyển hết lên vai mẹ, mẹ vừa làm trụ cột tinh thần vừa lo kinh tế cho gia đình", Nhung rưng rưng.

Nhớ lời bố dặn, lên cấp III vào khu nội trú của trường, Nhung dành toàn bộ tâm sức cho việc học để theo đuổi hoài bão thay đổi số phận.

"Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng bố mẹ và các anh chị luôn động viên em phải đi học để thay đổi cuộc đời. Cả ba anh chị đều đi học nhưng đã không theo đuổi được ước mơ tới cùng, em phải làm tiếp những gì anh chị chưa làm được", Nhung kể.

Trong ánh mắt đầy quyết tâm, Nhung cho biết sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp em sẽ dùng kết quả này để xét tuyển vào ngành sư phạm giáo dục công dân của Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

Tương tự, em Ma Thị Như, dân tộc Mông, sinh ra tại thôn Nậm Thố, xã Thải Giàng Phố - một xã nghèo của huyện Bắc Hà, Lào Cai, chia sẻ nếu vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT với thành tích tốt em sẽ xét tuyển vào ngành sư phạm mầm non để thực hiện những ước mơ từ nhỏ.

Gia đình Như có sáu anh chị em, trong đó anh cả chỉ học đến lớp 9 thì tự nguyện xin nghỉ học để đi làm nhường cơ hội học cho các em, anh hai và chị ba học hết lớp 7 thì nghỉ học. Hiện tại chỉ còn Như và hai em đang đi học.

Chị em sinh ba cùng thi sư phạm

Trên chiếc bàn học dài ở gác lửng, ba chị em Vàng Kim Ngọc, Vàng Kim Huệ và Vàng Kim Hà (Trường THPT số 1 Bắc Hà) cùng nhau thảo luận về các đáp án trong bộ đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh.

Học chung một lớp suốt 12 năm qua, Kim Ngọc, Kim Huệ và Kim Hà càng gắn bó thân thiết. Ở nhà cùng nhau phân chia công việc giúp bố mẹ, đến trường cùng nhau học. Ba cô gái đều là những học sinh có học lực tốt ở lớp, không chỉ vậy các em còn tích cực tham gia các hoạt động thể thao, phong trào ở lớp ở trường.

Trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề tương lai, Kim Ngọc (chị cả) cho biết thời gian qua ba chị em đã cân nhắc rất kỹ lưỡng, chọn ngành phải phù hợp sở thích và năng khiếu nhưng không để bố mẹ vất vả lo chi phí học hành cùng lúc cho cả ba chị em.

"Do cả ba chị em đều có năng khiếu hát, múa, nhảy. Cân đo đong đếm, cùng với định hướng của các thầy cô trong trường, chúng em quyết định sau kỳ thi tốt nghiệp sẽ dùng kết quả xét tuyển nguyện vọng 1 vào Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên, chuyên ngành sư phạm mầm non hoặc tiểu học", Ngọc nói.

Nói về ước mơ của mình, cô em gái út Kim Hà bộc bạch: "Sinh ra và lớn lên ở thị trấn Bắc Hà, chúng em có điều kiện học tập tốt, nhưng các em nhỏ ở trên bản khó khăn hơn.

Trong một lần lên thôn Nậm Thố (xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, Lào Cai) thăm nhà bạn, chúng em được chứng kiến cuộc sống của các em nhỏ trên núi cao, điều kiện học tập còn thiếu thốn.

Em muốn trở thành cô giáo để sau này có thể giúp các bé tiếp cận việc học dễ hơn và đóng góp một phần nhỏ bé cho quê hương".

Ngoài ra, chị em sinh ba Kim Ngọc, Kim Huệ và Kim Hà cho biết lớp cũng có hơn 50% tổng số học sinh dự kiến sẽ xét tuyển vào sư phạm giống các em.

Hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT

14h chiều nay 26-6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar