26/11/2023 11:17 GMT+7

Em sẽ là cô giáo vùng cao

'Em mơ ước trở thành cô giáo miền núi để sau này em cũng có thể giúp những học trò gặp hoàn cảnh như em', Ksơr Hờ Quý chia sẻ.

Em Ksơr Hờ Quý cố gắng từng ngày để thực hiện ước mơ của mình - Ảnh: tác giả cung cấp

Em Ksơr Hờ Quý cố gắng từng ngày để thực hiện ước mơ của mình - Ảnh: tác giả cung cấp

Tôi vẫn thầm than vãn sao mình khổ thế này, sao mình khổ thế kia cho đến khi gặp em. Gặp em, tôi mới thấy những khó khăn mình gặp phải trong đời chưa thể gọi là khó khăn.

Bức thư xúc động của cô trò nhỏ

Hai năm trước, khi tôi dạy tiết văn đầu tiên của lớp 11, tôi cho cả lớp làm bài kiểm tra 15 phút "Em hãy viết một bức thư gửi đến người em yêu thương nhất". Tôi cho đề đó vì tôi muốn biết những cô cậu học trò mà mình sẽ dạy các em cả một năm học đang có những tâm tư tình cảm gì. Tôi muốn hiểu các em hơn.

Và bức thư ngắn gọn của em, cô học trò nhỏ nhắn, có vẻ trầm tính ngồi ngay bàn đầu đã làm tôi không khỏi xúc động.

"Mẹ ơi, bố ơi! Con rất nhớ bố mẹ. Con mong bố mẹ sẽ quay về lại bên con để sau này con có thể chăm sóc cho bố mẹ thật tốt và gia đình ta sẽ lại hạnh phúc như xưa. Nhưng con biết bố mẹ sẽ không bao giờ có thể trở lại bên con được nữa.

Ở bên đó, con rất mong bố và mẹ sẽ hạnh phúc bên nhau. Con và anh sẽ sống thật tốt và sẽ không quên những yêu thương mà bố mẹ đã dành cho chúng con. Ở dưới này con sống rất tốt và mọi người cũng thương con nên bố mẹ đừng lo lắng gì nhé. Con yêu bố mẹ nhiều lắm".

Bức thư ngắn gọn nét chữ có vẻ đã cố gắng nắn nót nhưng người đọc nhìn cũng đủ biết em đã viết trong tâm trạng nhớ thương ba mẹ rất nhiều. Người ta bảo có những đứa trẻ hiểu chuyện đến đau lòng. Em là một trường hợp như thế. Bức thư của một cô bé mới lớp 11 ngắn gọn mà chứa đựng bao nhiêu là yêu thương, lòng hiếu thảo đến cả một nghị lực đáng nể.

Tôi vừa thương vừa cảm phục em, một cô bé có nghị lực phi thường để vượt qua mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Cầu mong em, cô trò nhỏ của tôi chân cứng đá mềm, vững bước đi đến với ước mơ. Em sẽ là tấm gương về nghị lực vươn lên trong học tập mà tôi luôn nhắc các em học trò sau này noi theo.

Ước mơ làm cô giáo

Em là Ksơr Hờ Quý, người dân tộc Ê Đê, ở xã EaBia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Khi viết những dòng thư gửi bố mẹ là lúc em đang là học sinh lớp 11A của Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên năm học 2021 - 2022.

Qua bức thư ấy rồi gần gũi em thêm, tôi được biết ba em mất khi em đang học lớp 4 và khi em lên lớp 8 thì mẹ cũng ốm nặng và qua đời. Hai năm sau thì anh trai đi lấy vợ và sống bên nhà vợ.

Là một học sinh giỏi, Quý đậu vào lớp 10 Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên. Thi thoảng em được người chị họ gửi hỗ trợ ít tiền cho em lo chi phí sinh hoạt và cũng luôn được thầy cô trong nhà trường hỗ trợ em thường xuyên nên em đã cố gắng chăm chỉ học từng ngày.

Ba năm liền em là học sinh giỏi của trường. Ngoài việc học, em cũng rất năng nổ tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Mấy khi nghỉ hè, nghỉ Tết em đều tranh thủ đi làm thêm để kiếm tiền để dành khi cần có mà dùng.

Em tâm sự rằng nếu em không cố gắng tự chăm sóc bản thân, không cố gắng học tập để tìm kiếm cho mình một cuộc sống tốt hơn thì cha mẹ em sẽ không an lòng. Em đã cố gắng nhớ về cha mẹ như những kỷ niệm đẹp để từ đó làm động lực sống để bản thân luôn cố gắng và không bao giờ bỏ cuộc. Em mơ ước trở thành cô giáo miền núi để sau này em cũng có thể giúp những học trò gặp hoàn cảnh như em.

"Em sẽ cố gắng từng ngày cô ạ" - em bảo với tôi vậy.

Đúng như lời em nói, cả trường không ai là không nhận thấy sự nỗ lực vượt khó của em. Em chăm chỉ và vui vẻ, không một lời than vãn, oán trách số phận. Cái ý chí vượt khó, kiên định với ước mơ của em mới mạnh mẽ bền bỉ làm sao.

Và niềm vui đã đến. Vào một ngày đầu tháng 9-2023, em gọi tôi, nói như reo lên: "Cô ơi, em đậu rồi, em đã đậu ngành sư phạm tiểu học của Trường đại học Phú Yên. Vậy là tiện quá cô ạ, ở gần em đỡ tiền xe đi lại, em sẽ vừa đi học vừa đi làm thêm, rồi sẽ qua phải không cô?".

Chúc mừng em, tôi bảo: "Em cứ vững tin bước về phía trước rồi mọi khó khăn sẽ ở lại phía sau thôi".

Đôi mắt lấp lánh niềm tin

Tôi vẫn hay liên lạc với em, vẫn hay động viên em. Tôi biết em phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn khi một mình vừa học vừa đi làm kiếm tiền tự lo sinh hoạt. Em vẫn cố gắng học mặc dù rất thiếu thốn, em chưa có máy tính nên mỗi lần làm bài tập vẫn phải ra quán Internet thuê máy để làm, sáng nhịn đói đi học để đỡ chi phí.

Tôi thấy em gầy hơn trước nhưng đôi mắt em vẫn lấp lánh niềm tin và sự kiên định với ước mơ của mình. Nhìn em, tôi tin rồi em sẽ thành công, mai này em sẽ là một cô giáo tốt.

Những cô giáo khai mở tiếng nói cho trẻ chậm nói

Các cô là những người có tình yêu trẻ vô bờ bến, sự kiên nhẫn và sự sáng tạo không ngừng vì những tiếng ê a đầu tiên cho những trẻ chậm nói.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Trường THPT Lý Tự Trọng ở phường Nha Trang là một trong những trường top đầu tỉnh Khánh Hòa (cũ), nhưng năm nay điểm chuẩn vào lớp 10 trường này chỉ 9 điểm.

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Các hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên cả nước đều khởi động từ đầu tháng 7.

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Sáng 5-7, thí sinh từ nhiều tỉnh, thành phố đã mặc áo dài, trang phục dân tộc, 'quần đùi áo số'... hội tụ về Trường đại học Sư phạm Hà Nội để thi năng khiếu xét tuyển vào ngành sư phạm.

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn

Theo quy định của Hà Nội, mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm nay có 3 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên.

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar