10/01/2015 08:49 GMT+7

Sẽ tìm cách khắc phục màu sơn của Bưu điện TP.HCM

D.NGỌC HÀ
D.NGỌC HÀ

TT - Ngày 9-1, bà Đặng Thị Nga - giám đốc Bưu điện TP.HCM - đã liên hệ với Tuổi Trẻ để trao đổi về việc trùng tu tòa nhà Bưu điện TP cũng như những phản ứng của dư luận (Tuổi Trẻ ngày 6, 7, 9-1).

Bà Đặng Thị Nga - giám đốc Bưu điện TP.HCM - Ảnh: D.N.Hà
Tôi rất cảm ơn dư luận, người dân đã góp ý. Người dân TP có yêu quý tòa nhà, có quý chúng tôi mới quan tâm nhiều như vậy
Bà Đặng Thị Nga (giám đốc Bưu điện TP.HCM)

Theo bà Nga, trước khi sửa chữa, chỉnh trang, tòa nhà Bưu điện TP đã xuống cấp, lớp vữa nhiều chỗ đã rớt hết ra, nhìn thấy cả lõi gạch.

Vì vậy, Bưu điện TP.HCM đã trình Tổng công ty Bưu chính Việt Nam dự án trùng tu tòa nhà Bưu điện TP từ hai năm trước, mới được tổng công ty duyệt và bắt đầu trùng tu từ giữa năm 2014.

Lần trùng tu này gồm nhiều hạng mục như chống dột, thay một số đà ở mái ngói bị mục, thay các cánh cửa bị mục, trét lại các mảng tường bị bung vữa, sơn mặt ngoài...

“Chúng tôi đã chủ quan, sơ suất”

Bà Nga cho biết tòa nhà Bưu điện TP đã được sơn lần gần đây nhất vào năm 2001, màu sơn vàng nhưng hình ảnh và thông số màu sơn để lại không rõ ràng lắm. Bưu điện TP.HCM cũng tìm hiểu màu cũ của tòa nhà từ nhiều nguồn nhưng chưa tiếp xúc được nhiều tư liệu.

“Khi chọn màu, chúng tôi đã cố gắng giữ được tông màu vàng xưa, tham khảo từ màu sơn của một số tòa nhà cũ tại TP... Sau khi đơn vị thi công đưa ra sáu, bảy tông màu, sơn thử lên các mảng tường và Bưu điện TP đã lựa chọn tông màu được sơn ở mặt trước tòa nhà hiện nay”.

“Đúng là chúng tôi đã chủ quan, sơ suất khi tự ý chọn màu sơn, không tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn. Thật tình chúng tôi cũng không biết quy định khi sửa chữa tòa nhà phải được UBND TP đồng ý. Đây là một thiếu sót lớn, một bài học kinh nghiệm của chúng tôi” - bà Nga thừa nhận.

Bà Nga cho biết sẽ liên hệ với Sở Văn hóa và thể thao để nhờ sở làm đầu mối tham khảo ý kiến của các chuyên gia về cách khắc phục và chọn màu mới cho đẹp gần với màu gốc hơn. Hiện nay, một phần bên hông tòa nhà chưa được sơn, theo dự kiến ban đầu thì phần bên hông này cũng sơn màu vàng như phía trước.

Bưu điện TP.HCM sẽ ngưng việc sơn màu cho phần nhà này. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia và chọn được màu sơn sẽ cho sơn thử nghiệm trên phần bên hông này trước khi khắc phục màu sơn của mặt trước.

Theo bà Nga: “Nếu việc thi công kéo dài thì càng không hay dưới con mắt của người dân và du khách, mà phía Bưu điện TP.HCM còn bị đơn vị thi công phạt. Tôi rất cảm ơn dư luận, người dân đã góp ý. Người dân TP có yêu quý tòa nhà, có quý chúng tôi mới quan tâm nhiều như vậy”.

Bà Nga phân trần: khi thực hiện trùng tu tòa nhà, Bưu điện TP.HCM cũng chịu nhiều áp lực. Trong điều kiện hiện nay, việc trùng tu, sửa chữa trụ sở rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc sửa chữa, trùng tu gần như phải làm vào ban đêm vì ban ngày bưu điện vẫn phải mở cửa để phục vụ khách. Nếu như chọn màu nhạt quá, vài ba năm sau sẽ bị phai màu thì khó có cơ hội sơn phết lại.

Để khắc phục “dung nhan” hiện tại của Bưu điện TP, chỉ có thể chọn lại màu sơn khác rồi sơn phủ lên trên (ảnh chụp ngày 9-1) - Ảnh: Ngọc Hà

Chỉ có thể sơn lại màu khác

Chia sẻ về ý định khắc phục màu sơn “quá chói” của tòa nhà Bưu điện TP hiện nay, họa sĩ Uyên Huy - chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM - cho biết chỉ còn cách chọn lại màu sơn khác rồi sơn phủ lên trên.

Theo ông, kinh nghiệm cho thấy màu sơn trên diện tích lớn ở bề mặt công trình thật bao giờ cũng sẽ sáng hơn so với khi nhìn thấy trên mẫu thử. Vì vậy, muốn màu sơn trên công trình thật giống như cũ thì màu sơn pha phải đậm (tối) hơn chút xíu.

Đối với tòa nhà Bưu điện TP, chỉ cần giảm tông màu một chút (nhạt hơn) so với màu sơn hiện nay thì sẽ có màu giống với màu sơn của tòa nhà cũ. Bên cạnh đó, còn phải tùy vào màu cửa (cửa sổ và cửa chính) và màu của các đường chỉ chạy trên tường vẫn còn giữ nguyên hay đã thay đổi màu khác.

“Khi mời các chuyên gia góp ý, tôi nghĩ Sở Văn hóa và thể thao nên đưa cả màu cửa và màu đường chỉ để góp ý nhằm bảo đảm các màu sắc phối hợp với nhau một cách hài hòa, nhã nhặn cho toàn bộ tòa nhà. Tốt nhất là dành ra một mảng tường để sơn thử vừa màu cửa, màu tường, màu đường chỉ nhằm đánh giá và điều chỉnh cách phối màu. Việc thử nghiệm này không cần nhiều thời gian, có thể làm nhanh theo yêu cầu của phía Bưu điện TP.HCM để họ hoàn thành việc sửa chữa trước tết” - họa sĩ Uyên Huy nói.

Còn kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng tòa nhà Bưu điện TP trước đây được quét vôi, bề mặt tường thô ráp, dễ nhìn hơn chứ không bóng bẩy như tường quét sơn nước.

Theo ông Dũng, để tòa nhà Bưu điện TP mang màu sắc thời gian hơn thì không nên dùng sơn nước mà cứ để nguyên tường như bây giờ, sau đó pha màu đúng và dùng chất liệu vôi gai (vôi pha với adao) phun trên bề mặt tường.

Ông Dũng nói: “Sử dụng chất liệu này sẽ làm bề mặt tường nham nhám, gần giống với tường quét vôi hơn, màu sắc cũng nhã nhặn hơn màu sơn nước. Phương pháp này có giá thành không cao, thi công đơn giản, nhìn gần giống với chất liệu và màu sắc của những công trình theo kiến trúc cũ của Pháp hơn, phù hợp với một tòa nhà như Bưu điện TP”.

D.NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar