28/05/2015 08:33 GMT+7

Sẽ thăm dò ý kiến đại biểu Quốc hội về điều 60

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TT - Kết luận phiên làm việc sáng 27-5 thảo luận tại hội trường về điều 60 Luật bảo hiểm xã hội, Phó chủ tịch Quốc hội (QH) Uông Chu Lưu nói: “Riêng vấn đề này sẽ gửi phiếu thăm dò ý kiến đại biểu QH rồi sau đó mới xem xét, quyết định”.

BHXH cần thể hiện là vai trò trợ giúp cho người lao động khi họ mất việc - Ảnh: Thanh Đạm

Theo ông Lưu, ý kiến chung của nhiều đại biểu là muốn QH có nghị quyết về việc bảo lưu khoản 1 điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu) đến một thời gian nhất định, nghĩa là trước mắt chưa áp dụng điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, sau một thời gian sẽ đánh giá, tổng kết và thăm dò ý kiến người lao động rồi mới tính đến việc có hay không sửa điều 60.

Trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cho biết trong thời gian gần đây, một bộ phận người lao động và cử tri phấn khởi vì Chính phủ đã đề xuất QH sửa đổi điều luật này, đồng thời đang hồi hộp chờ quyết định của QH.

Bà Quyết Tâm cho biết khi bà gặp công nhân ở các khu chế xuất trước khi đi họp QH, các công nhân đều cho rằng điều 60 nói riêng và Luật bảo hiểm xã hội 2014 là tiến bộ, không ai nói điều 60 là sai mà cho rằng điều 60 còn thiếu.

Bà Tâm đưa ra nhiều lý do mà người lao động thấy thiếu, muốn được hưởng bảo hiểm một lần và đề xuất sửa điều 60. Trước hết, với những ngành nghề và khu vực lao động như dệt may, da giày, điều kiện lao động rất khắc nghiệt.

Người lao động ngoài 40 tuổi rất khó đáp ứng được yêu cầu, hơn nữa chủ sử dụng lao động có nhiều lý do để cắt hợp đồng lao động vì tiền lương và nhiều chế độ khác cho người lao động có thâm niên sẽ cao hơn lao động mới.

Ở tuổi ngoài 40, khi bị cắt hợp đồng lao động sẽ khó tìm được việc ở đơn vị khác (để được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội - PV)...

Cũng theo bà Tâm, trong bối cảnh nhiều bất trắc có thể đến với người lao động bất cứ lúc nào, cho nên người lao động muốn có cơ chế nhận bảo hiểm một lần khi cần thiết, đó là khoản tiền bất đắc dĩ để trang trải cuộc sống khi không có sự lựa chọn nào tốt hơn.

“Họ đề nghị nhận bảo hiểm một lần không có nghĩa là tất cả công nhân sẽ nhận một lần” - bà Tâm nói.

Ủng hộ ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng bày tỏ sự biết ơn vì Chính phủ đã lắng nghe công nhân lao động để kiến nghị QH sửa đổi điều 60.

Theo ông Tùng, tổ chức công đoàn thấy rằng không những cần thiết sửa điều 60 mà trước đây đã kiến nghị tạm thời chưa thông qua Luật bảo hiểm xã hội, vì lý do cơ bản là luật này tạo ra sự phân biệt giữa người lao động trong quốc doanh và ngoài quốc doanh.

“Điều đó không thể chấp nhận được. Bây giờ người lao động chưa lãnh lương hưu nên chưa thấy, 10 năm nữa sẽ thấy, đó là hai người lao động cùng trình độ như nhau, cùng làm như nhau, cùng đóng bảo hiểm như nhau, và sau 30 năm đóng bảo hiểm xã hội thì anh làm việc trong quốc doanh lãnh lương hưu gấp hai lần anh làm việc ngoài quốc doanh” - ông Tùng nói.

Từ cách đặt vấn đề nêu trên, ông Tùng đề xuất QH nên ra nghị quyết để người lao động được quyền chọn lựa hưởng bảo hiểm xã hội một lần, đồng thời lên kế hoạch để sửa Luật bảo hiểm xã hội 2014 một cách toàn diện.

Luật biểu tình ra sớm sẽ góp phần ổn định trật tự

Sáng 27-5, thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015, nhiều vị đại biểu Quốc hội đề cập đến Luật biểu tình và Luật về hội.

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) tán thành việc đưa Luật biểu tình vào chương trình năm 2016. Theo ông Tùng, nếu có Luật biểu tình ra sớm sẽ góp phần vào ổn định an ninh trật tự xã hội, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, người dân muốn thể hiện tình cảm yêu nước, vì vậy nếu có Luật biểu tình là một điều kiện tốt về khuôn khổ pháp lý.

Các đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương), Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu)... đều cho rằng không nên lùi thời gian làm Luật về hội. Sáng cùng ngày, Quốc hội đã nghe các báo cáo về dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

V.V.THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar