03/01/2020 10:00 GMT+7

Sẽ không xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia gần 11.300 tỉ đồng?

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Ông Nguyễn Văn Cường - giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết dự án xây mới Bảo tàng Lịch sử quốc gia gần 11.300 tỉ đồng sẽ không được thực hiện trong thời gian tới, một kế hoạch thay thế sẽ được trình lên Thủ tướng.

Sẽ không xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia gần 11.300 tỉ đồng? - Ảnh 1.

Phối cảnh bảo tàng 11.000 tỉ đồng

Chúng ta sẽ xếp lại ước mơ xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia mới.

Ông Nguyễn Văn Cường (giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 của Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày 2-1 ở Hà Nội, giám đốc bảo tàng - ông Nguyễn Văn Cường - đã chia sẻ một thông tin đáng chú ý liên quan tới dự án xây mới Bảo tàng Lịch sử quốc gia gần 11.300 tỉ đồng từng gây nhiều tranh luận trên truyền thông.

Ông Cường cho biết việc xây dựng bảo tàng mới đã được bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2015 - 2020, nhưng cuối cùng đã "bị nhỡ cơ hội". 

Bảo tàng này sẽ không được xây dựng trong thời gian tới, một kế hoạch thay thế sẽ được trình lên Thủ tướng. "Chúng ta sẽ xếp lại ước mơ xây dựng bảo tàng quốc gia mới" - ông Nguyễn Văn Cường nói.

Ông Cường cho biết mới đây ông đã có buổi trò chuyện với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, và Phó thủ tướng đã đồng ý Bộ VH-TT&DL trình Thủ tướng dự án đầu tư nâng cấp toàn bộ khu vực Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện tại, đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020 - 2025.

Ông Cường cho biết dự án này sẽ chỉ cần số vốn đầu tư bằng 1/5 tổng mức đầu tư dự án xây mới Bảo tàng Lịch sử quốc gia mới (dự án được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2006, số vốn đầu tư lên tới gần 11.300 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào 2021). 

Dự án sẽ xây dựng trên nền Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tại 25 Tông Đản, với đầy đủ các công năng hiện đại. Còn trụ sở tại số 1 Tràng Tiền sẽ cải tạo để tổ chức trưng bày lại cho hấp dẫn.

Ngoài nội dung liên quan tới việc nâng cấp bảo tàng, giám đốc Nguyễn Văn Cường cũng nêu ra những khó khăn trong hoạt động bảo tàng do những lỗ hổng và bất cập về hành lang pháp lý. 

Đó là việc hiện nay các bảo tàng rất khó khăn trong hợp tác với các bảo tàng ở nước ngoài để đưa hiện vật của họ về Việt Nam trưng bày, bởi lẽ hiện cả Luật dân sự và Luật di sản văn hóa đều không có quy định về miễn trừ tư pháp cho các hiện vật của bảo tàng nước ngoài đưa đến Việt Nam triển lãm như thông lệ quốc tế. 

Theo ông Cường, nếu không bịt lỗ hổng pháp lý này thì chúng ta sẽ không thể tổ chức các triển lãm hiện vật từ thế giới đến Việt Nam, rất thiệt thòi cho công chúng.

Vướng mắc pháp lý thứ hai liên quan đến hoạt động khai quật khảo cổ của bảo tàng. Ông Cường cho biết theo Luật di sản văn hóa hiện nay, hoạt động khai quật khảo cổ phải có sự đồng thuận của các địa phương mặc dù kinh phí là do Bộ VH-TT&DL cấp. 

Nhiều địa phương không đồng thuận mặc dù việc này có thể khiến hiện vật bị mất, bị xâm hại, vì họ cho rằng khai quật lên là hiện vật của địa phương bị chia sẻ. 

"Rất cần sớm sửa Luật di sản văn hóa" - ông Cường đề nghị các lãnh đạo Bộ VH-TT&DL và Cục Di sản văn hóa lưu ý các vấn đề này.

Khám phá di sản văn hóa Tây Nguyên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Ngày 20/1, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Di sản Văn hóa và Sâm Ngọc Linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn”.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Lâu lắm rồi, nghệ sĩ Hạnh Thúy mới trở lại vai trò đạo diễn ở sân khấu chuyên nghiệp với vở diễn có cái tên ngắn gọn: Ghen.

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar