18/02/2025 13:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sẽ có vắc xin bôi lên da thay vì tiêm

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã biến vi khuẩn sống trên da thành một loại vắc xin tiềm năng, cho phép bôi trực tiếp lên da thay vì tiêm.

Độc đáo vắc xin bôi lên da thay vì tiêm - Ảnh 1.

Vắc xin bôi lên da là giải pháp "cứu cánh" cho những người sợ tiêm - Ảnh: CANVA

Chi phí thấp, không đau đớn, không gây tác dụng phụ như sưng hay đau nhức, và cũng không còn cảnh xếp hàng dài tại các phòng khám chờ tiêm. Trên hết, vắc xin này là giải pháp "cứu cánh" cho những người sợ tiêm, theo Synbiobeta.

Tạo ra vắc xin dạng bôi từ vi khuẩn trên da

"Chúng ta ai cũng ghét kim tiêm", tiến sĩ Michael Fischbach, giáo sư kỹ thuật sinh học tại Đại học Stanford, chia sẻ. "Ai cũng thích việc thay thế mũi tiêm bằng một loại kem bôi".

Tuy nhiên da là một môi trường cực kỳ khắc nghiệt. "Da rất khô, có độ mặn cao đối với hầu hết các vi sinh vật đơn bào và gần như không có chất dinh dưỡng. Thật khó tưởng tượng có thứ gì có thể sống ở đó", Fischbach nói.

Dù vậy, một số vi khuẩn vẫn phát triển mạnh trên da, bao gồm Staphylococcus epidermidis, loại vi khuẩn vô hại có trên da hầu hết mọi người. "Loại vi khuẩn này tồn tại trên từng nang lông của hầu như tất cả mọi người trên thế giới", Fischbach lưu ý.

Trước đây, các nhà miễn dịch học không chú ý nhiều đến các vi khuẩn trên da vì cho rằng chúng không có vai trò đáng kể đối với sức khỏe con người.

Tuy nhiên nghiên cứu gần đây từ nhóm của Fischbach đã phát hiện ra rằng hệ miễn dịch có phản ứng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên với S. epidermidis.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature , Fischbach và đồng nghiệp tập trung vào khả năng tạo ra kháng thể của hệ miễn dịch. Các kháng thể này có nhiệm vụ nhận diện và vô hiệu hóa mầm bệnh.

Chờ các thử nghiệm tiếp theo

Để kiểm tra phản ứng miễn dịch của chuột với S. epidermidis, tiến sĩ Djenet Bousbaine, tác giả chính của nghiên cứu, đã tiến hành một thí nghiệm đơn giản. Bà quét vi khuẩn này lên da chuột và theo dõi mức kháng thể trong sáu tuần.

Kết quả khiến nhóm bất ngờ. Mức kháng thể tăng chậm, sau đó tăng mạnh, rồi tiếp tục tăng hơn nữa. Sau sáu tuần, nồng độ kháng thể thậm chí còn cao hơn mức thường thấy ở các loại vắc xin thông thường.

"Giống như chuột đã được tiêm chủng vậy", tiến sĩ Michael Fischbach nói. "Điều tương tự cũng xảy ra tự nhiên ở con người. Khi xét nghiệm máu từ người hiến tặng, chúng tôi phát hiện mức kháng thể chống lại S. epidermidis cao ngang với mức kháng thể của các loại vắc xin được sử dụng rộng rãi".

Phản ứng miễn dịch này có thể hoạt động như một cơ chế phòng vệ tự nhiên. Fischbach giải thích: "Lớp bảo vệ tốt nhất chính là những kháng thể này. Chúng giúp hệ miễn dịch sẵn sàng đối phó với các vết cắt, xước và trầy da mà chúng ta thường gặp hằng ngày".

Dựa trên phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa S. epidermidis để biến nó thành một loại vắc xin. Họ xác định một loại protein quan trọng tên là Aap, có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Trong một thí nghiệm khác, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các mảnh độc tố uốn ván riêng lẻ và gắn chúng vào Aap bằng phương pháp hóa học. Kết quả cho thấy phương pháp này cũng tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh, bảo vệ chuột khỏi liều độc tố uốn ván gấp sáu lần liều gây chết.

Tiến sĩ Fischbach cho biết tiếp theo họ sẽ thử nghiệm trên khỉ. Nếu thành công, họ có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trong vòng 2-3 năm tới.

Nhóm nghiên cứu tin rằng phương pháp này có thể hiệu quả với vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng đơn bào. Hơn nữa, vắc xin dạng kem bôi này không chứa các thành phần kích thích viêm, giúp giảm tác dụng phụ thường gặp của các loại vắc xin truyền thống.

Số ca mắc cúm nặng tăng, Đài Loan tiếp tục mua bổ sung 100.000 liều vắc xin

Nhiều người Đài Loan liên hệ cả chục cơ sở y tế nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu vì đã hết vắc xin cúm. Không ít người chấp nhận đi từ thành phố xuống huyện để được tiêm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar