07/07/2023 07:51 GMT+7

Sẽ có mất mùa hàng loạt, chúng ta không được xem thường

Một cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm thay đổi mô hình thời tiết, và điều này có thể làm gia tăng tình trạng mất mùa ở nhiều vùng nông nghiệp trên thế giới.

Carlos Tiul, một nông dân bản địa tại Guatemala bị mất mùa ngô, cùng các con của mình - Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Carlos Tiul, một nông dân bản địa tại Guatemala bị mất mùa ngô, cùng các con của mình - Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature Communications tuần này, các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Đức phác thảo cách các khu vực sản xuất lương thực trên thế giới sẽ mất mùa, giảm năng suất cây trồng trong tương lai gần.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mô hình khí hậu và dữ liệu quan sát từ năm 1960-2014, sau đó xem xét các dự báo trong tương lai từ năm 2045-2099.

Bằng cách phân tích dữ liệu, họ nhận thấy rằng các "dòng tia không khí thổi nhanh" làm thay đổi kiểu thời tiết trên thế giới, góp phần gây ra mất mùa trong quá khứ.

Nhưng nhiều nhà khoa học đã quan sát thấy biến đổi khí hậu đang thay đổi cách di chuyển của các "dòng tia không khí thổi nhanh" này. Điều này có thể thách thức các vùng trồng trọt trên khắp thế giới.

Nghiên cứu giải thích rằng trong một kịch bản phát thải cao, “dòng tia không khí uốn khúc mạnh” hoặc "dòng tia không khí lượn sóng" thực sự có thể gây ra một số hiện tượng năng suất cây trồng thấp hơn trên toàn thế giới.

Dữ liệu cho các nhà nghiên cứu thấy rằng những năm có “nhiều hơn một dòng tia không khí” thường khiến năng suất cây trồng trong khu vực giảm tới 7%.

Họ cũng phát hiện các khu vực nông nghiệp ở Đông Âu, Đông Á và Bắc Mỹ có khả năng bị ảnh hưởng từ những sự kiện này.

Nghiên cứu một đợt nắng nóng gây thiệt hại đáng kể cho ngành nông nghiệp ở Nga vào năm 2010, các nhà khoa học nhận thấy nhiệt độ cao năm đó có liên quan đến sự thay đổi của "dòng tia thổi nhanh".

Theo Văn phòng Khí tượng Anh, đợt nắng nóng ở Nga đã phá hủy 9 triệu ha mùa màng, đồng thời gây ra hạn hán và cháy rừng. Tháng 7-2010, thủ đô Matxcơva ghi nhận 14.000 ca tử vong, cao hơn 5.000 ca tử vong so với tháng 7-2009.

Đây chỉ là một sự kiện liên quan đến những thay đổi trong "dòng tia thổi nhanh".

Các tác giả nghiên cứu cảnh báo: “Các tác động có khả năng gây rối đã trở nên phổ biến hơn và sẽ còn gia tăng hơn nữa nếu lượng khí thải nhà kính vẫn không được giảm nhẹ”.

Thế giới chưa chuẩn bị đối phó cảnh mất mùa

Ông Kai Kornhuber, tác giả chính của nghiên cứu và nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia, gọi thông tin trên là một “lời cảnh tỉnh”.

Ông nhấn mạnh rằng các trường hợp mất mùa bị đánh giá thấp, điều này có thể có nghĩa là sự chuẩn bị chưa đầy đủ trên toàn thế giới.

“Chúng ta cần chuẩn bị cho những loại rủi ro khí hậu phức tạp này trong tương lai và các mô hình tại thời điểm này dường như không nắm bắt được điều đó", ông nói trong một thông cáo báo chí.

El Nino trở lại, sắp hạn hán khốc liệt, nông nghiệp cần đối phó gì từ bây giờ?

Theo nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp, năm 2024 là năm hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khốc liệt do tác động của El Nino, vì thế cần đưa ra kế hoạch ứng phó dài hơi ngay từ bây giờ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar