25/04/2023 18:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Sau vụ SCB, các ngân hàng thương mại phải xem lại chính mình'

Sau khi vụ SCB xảy ra, các ngân hàng thương mại phải giật mình xem lại chính mình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tại hội nghị về công tác tín dụng, tổ chức ngày 25-4.

Sau vụ SCB, các ngân hàng thương mại phải xem lại chính mình - Ảnh 1.

Tại hội nghị, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay dự án bất động sản bảo đảm về pháp lý, chỉ kiểm soát với bất động sản cao cấp - Ảnh: H.SƠN

Bốn tháng hai lần giảm lãi suất

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng và triển khai thông tư số 02/2023/TT-NHNN hướng dẫn việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, ông Tú nói: Những tháng đầu năm, hệ thống ngân hàng phải hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Cũng theo ông Tú, mới 4 tháng nhưng Ngân hàng Nhà nước đã phải điều hành rất linh hoạt để đảm bảo thanh khoản dồi dào. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 2 lần lãi suất, các ngân hàng thương mại cũng tích cực hạ lãi suất cho vay nhưng hiện vẫn cao. 

Và để tăng tín dụng cho nền kinh tế, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng đã được kích hoạt để hỗ trợ cho vay ưu đãi nhằm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước định hướng mức tăng trưởng tín dụng cả năm từ 14 - 15%, và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Trước yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, kịp thời ban hành và quyết liệt chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng triển khai nhiều chính sách, giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng nền kinh tế.

Tính đến ngày 20-4, tăng trưởng tín dụng hệ thống đạt trên 12,23 triệu tỉ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Dành vốn cho bất động sản đủ pháp lý

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian qua, cơ quan này đã tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn tín dụng, như rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động cấp tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Cạnh đó, phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai gói tài chính tiêu dùng lên tới 20.000 tỉ đồng của Công ty tài chính HD Saison và Công ty tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (SMBC) cho công nhân vay với lãi suất ưu đãi; thúc đẩy triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đối với một số ngành, lĩnh vực thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, thực hiện nhiệm vụ tại nghị quyết 33 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, ngày 24-4 Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 2931/NHNN-TD chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao;

Kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung, không có nhu cầu thực, kinh doanh có tính chất đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường;

Kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của tổ chức tín dụng, cho vay chéo..., cân đối tỉ trọng dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản một cách hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng;

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, việc sử dụng vốn, nhất là việc tập trung quá lớn tín dụng vào một số doanh nghiệp trong hệ sinh thái hoặc doanh nghiệp "nội bộ" có nguy cơ rủi ro lớn;

Kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng và báo cáo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án bất động sản trong việc giải quyết các vướng mắc khó khăn về quy trình, thủ tục pháp lý, quy định pháp luật trong triển khai thực hiện dự án.

Giảm áp lực trả nợ, mở cơ hội vay vốn: Khơi thông kênh vay tiêu dùng cho người nghèo

Với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp và người vay tiêu dùng ở ngân hàng được giảm áp lực trả nợ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài tại nhiều dự án trọng điểm, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi “tối hậu thư”, đến cuối năm 2025 chủ đầu tư nào giải ngân không đạt 80% kế hoạch vốn sẽ bị xem xét kỷ luật.

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước châu Á, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Trái với nhiều dự báo cho rằng VN-Index sẽ sớm đối mặt với nhịp điều chỉnh kỹ thuật do áp lực chốt lời gia tăng khi vượt mốc tâm lý 1.400 điểm, chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được trạng thái hưng phấn, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào chứng khoán.

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar