25/03/2022 09:25 GMT+7

Sau truyền hình trả tiền sẽ là đọc báo mạng trả tiền?

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Đến cuối năm 2021, theo một số liệu, gần 70% tổng số hộ gia đình cả nước (xấp xỉ 17 triệu thuê bao) đã sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, dù nhiều năm trước ít ai chấp nhận chuyện trả tiền để được xem truyền hình.

Sau truyền hình trả tiền sẽ là đọc báo mạng trả tiền? - Ảnh 1.

Có nhiều bài báo hay là điều kiện để tiến tới đọc báo mạng trả tiền - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Riêng thuê bao OTT TV đạt xấp xỉ 3,7 triệu và được dự báo sẽ tăng ít nhất gấp 2 lần vào năm 2026. Những con số này khiến những người làm báo Việt Nam hoàn toàn có quyền hy vọng nếu có bước đi đúng thì một ngày không xa dịch vụ đăng ký đọc báo trực tuyến trả tiền sẽ trở thành xu hướng phát triển.

Niềm tin này cũng được các chuyên gia truyền thông và chính sách công bày tỏ trong tọa đàm trực tuyến "Kinh tế báo chí ở Việt Nam - Những vấn đề và xu hướng sau đại dịch COVID-19" - do Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), CLB Cafe số và Trung tâm Bản quyền số phối hợp tổ chức vào ngày 24-3.

Những tín hiệu tốt

Theo Viện IPS, năm 2021, bất chấp những khó khăn kinh tế do đại dịch COVID, tờ The New York Times vẫn đạt doanh thu 1,7 tỉ USD chỉ qua hình thức đăng ký đọc tin tức trực tuyến (subscription). 

Những năm gần đây, hầu hết các cơ quan báo chí lớn trên thế giới như The New York Times, Wall Street Journal, Nikkei Asia, The Economist... đều ưu tiên coi đăng ký đọc tin là nguồn thu chính chứ không chỉ nguồn thu từ quảng cáo. 

The New York Times đang dẫn đầu về lượng đăng ký đọc báo trả tiền ở Mỹ năm 2021 với 7,58 triệu tài khoản đăng ký, doanh thu ước đạt gần 1,68 tỉ USD.

Ông Trương Trí Vĩnh - nguyên giám đốc điều hành CafeF - cho rằng, để có được thành quả kể trên, The New York Times đã can đảm kiên định với con đường của mình trong một thời gian dài, tới nay khoảng 20 năm.

Đầu tiên, họ dựng tường, những người muốn đọc The New York Times phải đăng ký tài khoản nhưng ban đầu chưa thu phí. Họ tạo kênh phân phối riêng và phục vụ độc giả trước, bằng những bài báo chất lượng buộc người đọc sẵn sàng trả tiền để đọc báo. Lúc đó, họ mới bắt đầu thu "tường phí".

Tại Việt Nam, mới đây một số cơ quan báo chí bắt đầu thảo luận và thí điểm mô hình đăng ký đọc tin có trả phí nhưng chưa thành công. Ai sẽ trả tiền để đọc những bài báo chưa tốt hơn những bài báo miễn phí khác? Đó là câu trả lời cho việc chưa thành công của thí điểm này. 

Nhưng tương lai sẽ thay đổi, nếu "các tờ báo đủ can đảm đi đường dài".

Đầu tiên và trên hết vẫn là nội dung

Theo ông Vĩnh, báo chí là ngành công nghiệp đang bị thu hẹp. Không lâu nữa, chỉ những tờ báo đổi mới, trở nên đặc sắc, với mô hình kinh doanh và chi phí đầu vào hiệu quả mới có thể tồn tại. Nhưng hiện nay quản lý báo chí ở Việt Nam không đảm bảo cho đầu tư dài hạn. Đây là thách thức lớn nhất của các tờ báo. 

"Sản lượng của các tờ báo thì dư thừa nhưng lại ít sức cạnh tranh. Trung bình các tờ báo điện tử lớn ở Việt Nam xuất bản 200 tin bài/ngày nhưng lại không có bài nào đủ hay để người đọc phải trả tiền", ông Vĩnh nói.

Trong khi khó, nếu nâng chất lượng các bài báo thì lương của nhà báo hiện nay rất thấp trong mặt bằng chung. Mỗi khi có khủng hoảng, các tòa báo lại chọn cắt giảm đầu tiên của bộ phận sản xuất nội dung. Vòng tròn luẩn quẩn này cần phải được tháo gỡ để báo chí Việt Nam có thể bán được cho độc giả - con đường sống còn của báo chí trong tương lai gần. 

Ông Vĩnh trích lời bà Miki King - phó chủ tịch phụ trách tiếp thị của WaPo: "Đầu tiên và trên hết vẫn là nội dung. Nếu chúng ta không có những bài báo khiến người đọc phải thốt lên ‘đây là thứ mà tôi muốn trả tiền để đọc’, vậy thì không nên triển khai hình thức thu tiền người đăng ký làm gì".

Dù chưa có những bài báo khiến người đọc phải thốt lên "đây là thứ mà tôi muốn trả tiền để đọc" nhưng ông Đinh Văn Hải - phó tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam - cho rằng "tường phí" là điều chắc chắc các tờ báo Việt Nam phải làm, đặc biệt là những tờ báo tự tin về sản phẩm của mình.

Cần khởi tạo một liên minh

Chia sẻ với Tuổi Trẻ về bước đi để tiến tới tương lai người dân đăng ký đọc tin trả tiền, ông Nguyễn Quang Đồng - viện trưởng Viện IPS - nói trong quá trình dài vươn tới đẳng cấp hay, độc đáo thì trước mắt các tờ báo phải phối hợp cùng nhau tạo liên minh cùng thống nhất hành động.

Bộ TT-TT phải hỗ trợ khởi tạo một liên minh như thế để cùng thực hiện đăng ký đọc tin. Hiện một số báo làm riêng lẻ, đương nhiên không ai đăng ký trả tiền đọc tin khi người ta có thể đọc những thông tin tương tự ở chỗ khác miễn phí.

Sẽ có thêm kênh nước ngoài trên truyền hình trả tiền

TTO - Giới hạn cơ cấu tỉ lệ kênh chương trình nước ngoài trên tổng số kênh chương trình khai thác trên dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền không vượt quá 30% (trước đây tối đa 40 kênh).

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar