12/11/2024 12:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sau sự vụ là lộ trình phát triển ngành y tế

Nội dung chất vấn ngành y tế rất dễ đoán định được bởi những tồn tại của ngành dai dẳng từ nhiều đời bộ trưởng, qua nhiều nhiệm kỳ và kỳ họp Quốc hội.

Sau sự vụ là lộ trình phát triển ngành y tế - Ảnh 1.

Cứ nói đến y tế lại nói đến thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị - - Ảnh: TỰ TRUNG

Cứ nói đến y tế lại nói đến thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị; bất cập cấp phép, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh; rồi vấn đề nhân viên y tế bỏ việc... Những vấn đề được nói đi nói lại đến quen thuộc, đại biểu phản ánh, ý kiến nhiều lần đến quen thuộc.

Phần chất vấn ngày 11-11 với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng đúng vậy. Ngoài vấn đề thuốc lá điện tử, những vấn đề khác được nêu cơ bản "giống như cũ".

Phải ghi nhận nỗ lực của ngành y tế trong việc giải quyết các hạn chế, bất cập, điểm nghẽn, khó khăn trong thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Y tế cùng ngành đã vượt qua nhiều áp lực để thực hiện sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ tốt nhất sức khỏe người dân.

Từ những phản ảnh nhức nhối từ cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân và người dân, sự quyết liệt của cả Quốc hội và Chính phủ, một số vướng mắc và điểm nghẽn của ngành y tế được tháo gỡ.

Dù sự tháo gỡ đó có khi chỉ là tạm thời trước mắt, chưa căn cơ như việc đấu thầu thuốc hay ngăn nhân viên y tế thôi việc.

Bên hành lang Quốc hội và cả những ý kiến chuyên gia đều cho rằng những khó khăn, hạn chế của ngành y tế đã tích trữ nhiều năm do triết lý, chính sách và cơ chế quản lý có nhiều bất cập.

Nỗ lực giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc vừa qua rất cần thiết nhưng để giải quyết triệt để các vấn đề cần một triết lý quản lý gồm những quyết sách, chiến lược và lộ trình tổ chức lại ngành, hệ thống y tế căn cơ.

Trách nhiệm của việc xây dựng chiến lược này thuộc về bộ trưởng Bộ Y tế và các lãnh đạo ngành.

Mới đây đại biểu Quốc hội thảo luận việc có nên bỏ quy định về giấy chuyển viện hay không. Lãnh đạo Bộ Y tế lo ngại nếu bỏ sẽ vỡ trận các bệnh viện tuyến trên và xóa bỏ y tế cơ sở.

Trong khi đại biểu nói tiếng nói cử tri cho rằng nếu không bỏ sẽ gây khó cho người bệnh. Vậy nếu không bỏ giấy chuyển viện thì phải có gì khác, chẳng hạn như xây dựng đội ngũ bác sĩ gia đình để "phân tuyến" ngay từ cơ sở...

Việc này cho thấy nếu không có tầm nhìn và chiến lược dài hơi, những "nghịch lý" trong quản lý của ngành y tế vẫn sẽ dai dẳng tồn tại, khó giải quyết triệt để. Và kỳ chất vấn nào cũng sẽ lặp lại những vấn đề cũ, nói hoài không giải quyết được.

Cử tri, người dân và đại biểu thấu hiểu áp lực của lãnh đạo ngành nhưng cũng đòi hỏi sau thời gian giải quyết sự vụ, sự việc cục bộ cần một tầm nhìn, chiến lược bài bản của lãnh đạo y tế để ngành phát triển bền vững và hiệu quả hơn.

3 'tư lệnh' ngành ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông trả lời chất vấn

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một bài diễn văn quan trọng và đầy cảm xúc về một chặng đường lịch sử của dân tộc.

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar