05/10/2021 20:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sau nửa năm chích, hiệu quả ngăn lây nhiễm của vắc xin Pfizer còn 47%

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Hiệu quả của vắc xin Pfizer/BioNTech trong ngăn lây nhiễm giảm từ 88% sau khi tiêm đủ 2 mũi xuống còn 47% sau 6 tháng. Mặc dù vậy, vắc xin này vẫn cho hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và nhập viện.

Sau nửa năm chích, hiệu quả ngăn lây nhiễm của vắc xin Pfizer còn 47% - Ảnh 1.

Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị mũi tiêm vắc xin Pfizer cho người đến tiêm ngày 29-9 - Ảnh: REUTERS

Đây là kết quả nghiên cứu do Pfizer tài trợ được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 5-10. Theo Đài CNBC, nghiên cứu là bằng chứng khoa học xác nhận lại thông tin trước đó của Bộ Y tế Israel về sự suy giảm hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm của vắc xin công nghệ mRNA.

Nghiên cứu dựa trên 3,4 triệu hồ sơ sức khỏe điện tử từ hệ thống y tế Kaiser Permanente ở nam California từ ngày 14-12-2020 đến ngày 8-8-2021. Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, tỉ lệ các trường hợp dương tính do biến thể Delta tăng từ 0,6% trong tháng 4 lên gần 87% vào tháng 7.

Hiệu quả ngăn lây nhiễm nói chung là 88% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm đủ 2 mũi và giảm xuống còn 47% trong 5 tháng kế tiếp.

Đi sâu vào phân tích cụ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy hiệu quả ngăn lây nhiễm với biến thể Delta là 93% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm 2 mũi và giảm xuống 53% sau 4 tháng.

Hiệu quả với các biến thể khác không phải biến thể Delta ở mức rất cao là 97% nhưng cũng giảm xuống còn 67% sau 4-5 tháng.

Nhìn chung kết quả này không có gì bất ngờ vì theo giới khoa học, mục tiêu cao nhất của vắc xin COVID-19 không phải là ngăn chặn lây nhiễm, mà là giảm nguy cơ bệnh trở nặng và nhập viện.

Theo nghiên cứu được công bố trên The Lancet, vắc xin Pfizer/BioNTech giảm nguy cơ nhập viện của người mắc biến thể Delta tới 93% trong vòng 6 tháng, bất kể độ tuổi và giới tính.

Nghiên cứu được công bố chỉ 2 tuần sau khi Mỹ phê duyệt việc tiêm tăng cường mũi 3 cho người già và người dễ bị tổn thương vì COVID-19. Theo Nhà Trắng, có khoảng 60 triệu người sẽ được tiêm mũi 3.

Tiêm tăng cường là một vấn đề gây tranh cãi ở Mỹ và trên thế giới. Những người phản đối cho rằng nên tăng độ phủ vắc xin, dành những liều tăng cường cho người chưa tiêm và dễ bị tổn thương để chấm dứt đại dịch.

Thái Lan khẳng định tiêm 'trộn' AstraZeneca và Pfizer là tốt nhất

TTO - Nghiên cứu mới của Thái Lan công bố dữ liệu cụ thể về khả năng sinh miễn dịch khi áp dụng tiêm kết hợp 3 loại vắc xin COVID-19 gồm AstraZeneca, Pfizer và Sinovac, trong đó tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer cho kết quả tốt nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar