21/08/2019 21:29 GMT+7

Sâu lắng chương trình nghệ thuật ‘Muôn vàn tình thương yêu’

DOÃN HÒA
DOÃN HÒA

TTO - Chương trình chính luận nghệ thuật đang diễn ra tại ba điểm cầu khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), bến Nhà Rồng (TP.HCM) và nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam tối 21-8.

Sâu lắng chương trình nghệ thuật ‘Muôn vàn tình thương yêu’ - Ảnh 1.

Chương trình chính luận nghệ thuật "Muôn vàn tình thương yêu" tại điểm cầu khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An) - Ảnh: DOÃN HÒA

Tối 21-8, tại ba điểm cầu khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), bến Nhà Rồng (TP.HCM) và nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật "Muôn vàn tình thương yêu".

Chương trình do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tỉnh Nghệ An và TP.HCM thực hiện nhân dịp 50 năm ngày Bác Hồ đi xa và 50 năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác.

Đây là chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa chính trị quan trọng tôn vinh giá trị trường tồn của Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Xuyên suốt chương trình là những tác phẩm âm nhạc viết về Người, về đất nước của các tác giả nổi tiếng. Cùng với đó là các tiểu phẩm kịch ngắn, clip tư liệu ghi lại những câu chuyện lịch sử về thân thế và sự nghiệp cách mạng bình dị mà vĩ đại của Bác.

Bác đã đi xa nhưng giá trị từ di chúc của Người vẫn còn mãi với thời gian; để lại "muôn vàn tình thương yêu" với quân và dân cả nước với mong ước cháy bỏng: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Sâu lắng chương trình nghệ thuật ‘Muôn vàn tình thương yêu’ - Ảnh 2.

Xuyên suốt chương trình là những tác phẩm âm nhạc viết về Người, về đất nước - Ảnh: DOÃN HÒA

Sáng cùng ngày, tại khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, tỉnh Nghệ An và dòng họ Nguyễn Sinh, Hoàng Xuân cùng nhân dân địa phương tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

Lễ tưởng niệm được tổ chức một cách trang nghiêm, tiết kiệm và theo đúng phong tục truyền thống địa phương.

Đây cũng là dịp để cán bộ, nhân dân các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ đến công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhìn lại công cuộc đổi mới TP.HCM tại triển lãm thực hiện Di chúc Bác Hồ

TTO - Triển lãm đã giới thiệu nhiều bộ ảnh tái hiện công cuộc đổi mới của chính quyền và nhân dân TP.HCM, cuộc chiến hào hùng của quân và nhân trong kháng chiến chống Mỹ, nêu vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

DOÃN HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Lâu lắm rồi, nghệ sĩ Hạnh Thúy mới trở lại vai trò đạo diễn ở sân khấu chuyên nghiệp với vở diễn có cái tên ngắn gọn: Ghen.

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Làm cho cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh của các chiến sĩ công an

Nhà văn Nguyễn Bình Phương khẳng định viết tôn vinh chiến sĩ công an để cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh, để cuộc sống ngày càng tử tế hơn.

Làm cho cộng đồng thấu hiểu sự hy sinh của các chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar