07/09/2024 10:22 GMT+7

Sâu đầu đen phá hoại vườn dừa miền Tây

Những tháng gần đây, sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) đang hoành hành và gây thiệt hại nặng nề cho các vườn dừa tại nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.

Sâu đầu đen phá hoại vườn dừa miền Tây - Ảnh 1.

Một vườn dừa tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre bị sâu đầu đen tấn công - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Loài sâu này, vốn đã từng gây hại cây dừa ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka và Thái Lan, hiện đang có xu hướng lan rộng tại Việt Nam.

Thiệt hại nặng nề

Tại Bến Tre, tâm điểm của vùng trồng dừa, tình hình đặc biệt nghiêm trọng. Theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh có khoảng 600ha dừa đang bị sâu đầu đen tấn công. Dọc các tuyến đường ở huyện Giồng Trôm và Ba Tri, người ta dễ dàng nhận thấy những vạt dừa bị cháy lá, trơ trọi.

Bà Nguyễn Thị Bường, 62 tuổi, chủ một vườn dừa hơn 1 mẫu tại huyện Ba Tri, chia sẻ về tình trạng khó khăn: "Tui mất ăn mất ngủ với vườn dừa này cả mấy tháng qua. Ai chỉ thuốc gì là tui tức tốc chạy đi mua về xịt nhưng cũng không ăn thua.

Thậm chí tui còn thuê cả máy bay không người lái về xịt từ trên cao xuống nhưng vẫn không hết". Vườn dừa của bà Bường trước đây cho năng suất khoảng 900 trái mỗi tháng, nhưng gần đây chỉ còn 70 trái.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Dợt, 65 tuổi, cũng đang đối mặt với thiệt hại nặng nề trên vườn dừa hơn 2 công của gia đình.

Ông Dợt mô tả: "Ở đâu nó bay đến rồi tạo kén trên lá dừa. Theo thời gian nó ăn trụi lá khiến cây không quang hợp được, bẹ dừa cũng bị nó cắn phá nên trái không đậu". Sản lượng dừa của ông đã giảm một nửa và có khả năng sẽ mất trắng trong tháng tới.

Vấn đề sâu đầu đen không chỉ giới hạn ở Bến Tre. Tại Trà Vinh, hiện có 34,5ha (tương đương 7.626 cây dừa) bị ảnh hưởng, lan rộng ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và thành phố Trà Vinh.

Vĩnh Long cũng ghi nhận 7ha vườn dừa bị tấn công tại huyện Vũng Liêm và Tam Bình. Đáng lo ngại nhất là tình hình ở Tiền Giang, nơi có tới 211ha dừa bị ảnh hưởng, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Gạo.

Sâu đầu đen phá hoại vườn dừa miền Tây - Ảnh 2.

Cận cảnh những con sâu đầu đen hại dừa - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Tránh lan thành đại dịch

Các cơ quan chức năng đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp ứng phó. Tại Bến Tre, ông Võ Văn Nam, chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết đang triển khai việc nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh để diệt trừ sâu đầu đen. Từ đầu năm 2024 đến nay, khoảng 150 triệu con ong đã được thả ra môi trường tự nhiên.

Các tỉnh khác cũng đang áp dụng nhiều giải pháp như tập huấn cho nông dân về cách nhận biết và quản lý sâu đầu đen, hỗ trợ cắt bỏ lá và trái bị nhiễm, phun thuốc phòng trị và phát động phong trào trừ sâu đồng loạt.

Tại Tiền Giang, ngoài việc tăng cường thông tin và tập huấn, chính quyền còn vận động người dân chủ động phun xịt thuốc đồng loạt và thậm chí đốn bỏ những vườn dừa bị nhiễm nặng không có khả năng phục hồi.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi cũng được cảnh báo là một trong những nguyên nhân khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Ông Võ Văn Nam, chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, nhấn mạnh: "Trên thực tế, một số bà con đã hoang mang trước thực trạng trên nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, một số sử dụng drone để xịt thuốc diệt trừ sâu đầu đen một cách bừa bãi. Đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến sâu đầu đen bùng phát trong thời gian qua".

Đáng chú ý, vấn đề sâu đầu đen đã tồn tại ở Bến Tre từ tháng 7-2020, khi lần đầu tiên được phát hiện tại huyện Bình Đại trên diện tích 2,4ha. Sau hơn bốn năm, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả và đang có xu hướng lan rộng ra các tỉnh lân cận.

Tình hình này đang gây ra mối lo ngại lớn cho ngành nông nghiệp và người dân trồng dừa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, sâu đầu đen có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành dừa, một trong những cây trồng chủ lực của vùng.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của hàng nghìn hộ nông dân mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế địa phương và xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Giá dừa khô tăng gấp đôi do ảnh hưởng của hạn, mặn

So với cùng kỳ năm trước, thời điểm hiện nay dừa khô tại Bến Tre có giá gần gấp đôi, khoảng 110.000 đồng/chục.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Sau 60 năm khai thác, đường băng sân bay Phù Cát đã vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế, xuất hiện nứt nẻ, không đảm bảo an toàn vận hành, cần phải xây đường băng số 2.

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Không phải xếp hàng và dùng tiền mặt chờ mua vé khi đi metro TP.HCM, giờ đây hành khách có thể dùng chính thẻ ngân hàng, điện thoại di động chạm ở cổng soát vé để thanh toán.

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đối mặt với những tác động ngắn hạn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, song các chủ đầu tư đang nỗ lực "xoay trục" để giữ vững vai trò là điểm sáng trong thu hút FDI.

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Tập đoàn Livzon, thông qua công ty con tại Singapore, vừa công bố dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại gần 65% cổ phần công ty dược ở Việt Nam.

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar